Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Xử Lý Cá Nổi Đầu Ở Ao Nuôi

Cách Xử Lý Cá Nổi Đầu Ở Ao Nuôi
Ngày đăng: 06/10/2011

Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá, chủ yếu do thiếu ôxy. Trong ao nuôi, ôxy có được là do sự khuếch tán từ không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước, …Ôxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao,…

Phần lớn cá nổi đầu vào sáng sớm hay mùa hè, mùa thu khi nhiệt độ cao, đặc biệt là thời tiết áp thấp kéo dài, oi bức, mưa lâu và mưa giông hay các ngày cho ăn nhiều. Nguyên nhân khiến cá nổi đầu chủ yếu do chất nước xấu, gặp thời tiết khắc nghiệt, mật độ thả nuôi quá dày làm cho nước thiếu ôxy nghiêm trọng, cộng với sức đề kháng của cá yếu. Cá nổi đầu với mức độ khác nhau, tùy theo mức độ biểu hiện để có cách xử lý kịp thời.

Mức độ nhẹ: cá nổi đầu lúc mờ sáng, chỉ nổi ở giữa ao, khi có bóng người hoặc tiếng động mạnh, cá quẫy mạnh rồi chìm ngay. Khi mặt trời lên thì hết nổi đầu.

Xử lý bằng cách bơm thêm nước mới vào ao.

 Mức độ nặng: cá nổi đầu cả lúc đêm và nổi ở cả vùng ven bờ ao. Khi có tiếng động, cá không quẫy và cũng không chìm, khi mặt trời lên cá vẫn không lặn.

Mời bà con tham khảo thiết bị tạo oxy chuyên dụng cho ao nuôi, trại giống:

Ống Phân Phối Khí Ô xy chuyên dụng

Giải pháp tạo Ô xy hoà tan

Khắc phục hiện tượng thiếu Ô xy ao nuôi

Xử lý bằng cách đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay một phần nước, bơm nước. Nếu có máy sục khí thì cho chạy ngay để tạo ôxy cho cá thở. Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ. Khi cần thiết thả vào ao thuốc tăng ôxy như ô xy già (H2O2), ôxy dạng hạt hoặc dạng bột… để nâng hàm lượng ô xy hòa tan lên.

Để tránh cá nổi đầu, trong quá trình nuôi cần kiểm tra ao 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, quan trọng nhất là lúc rạng sáng để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó thực hiện đầy đủ các khâu khác như thả giống cá tốt, cho ăn đủ lượng và chất, mật độ thả hợp lý, quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi, đánh tỉa thả bù và phòng bệnh là chính.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ mô hình nuôi cá truyền thống Làm giàu từ mô hình nuôi cá truyền thống

Những năm qua, xã Thái Thành (Thái Thụy - Thái Bình) đã tập trung chuyển đổi diện tích đất chua, trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi cá truyền thống của gia đình anh Phạm Trọng Ruân ở thôn Tuân Nghĩa là một trong những mô hình có hiệu quả, cho thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.

20/04/2015
Lá bồ công anh đắt giá Lá bồ công anh đắt giá

Giá bán 1kg lá bồ công anh khô dao động từ 30 – 35.000đ. Với mức giá này, người trồng thấy tạm ổn.

20/04/2015
Không nghe lời khuyến cáo nên Không nghe lời khuyến cáo nên "thiệt đơn, thiệt kép"!

Hàng trăm hộ dân trồng khoai lang Nhật Bản ở huyện Krông Ana (Dak Lak) đang bị thua lỗ nặng do giá thu mua hiện nay đang rớt thê thảm.

20/04/2015
Trẻ hóa vườn điều cho năng suất tăng, giá bán cao Trẻ hóa vườn điều cho năng suất tăng, giá bán cao

“Năng suất đạt hơn 4 tấn/ha, như vậy cây điều có thể giúp nông dân làm giàu rồi…” Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói trong dịp đi thực tế vườn điều đã được trẻ hóa của 2 nông dân Hoàng Trọng Thủy, Hoàng Trọng Thanh ở thôn 10, xã Long Hà (Bù Gia Mập - Bình Phước) vào đầu tháng 4.

20/04/2015
Tuy Ðức (Đắk Nông) điều tiết nước tưới hợp lý cho cây trồng Tuy Ðức (Đắk Nông) điều tiết nước tưới hợp lý cho cây trồng

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, mặc dù năm nay mùa khô kéo dài, các hồ đập mực nước xuống thấp nhưng do địa phương đã nhận định được tình hình, chủ động xây dựng lịch nông vụ và điều tiết nước tưới hợp lý nên toàn bộ diện tích cây trồng đều đảm bảo được nguồn nước.

20/04/2015