Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Xử Lý Cá Nổi Đầu Ở Ao Nuôi

Cách Xử Lý Cá Nổi Đầu Ở Ao Nuôi
Ngày đăng: 06/10/2011

Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá, chủ yếu do thiếu ôxy. Trong ao nuôi, ôxy có được là do sự khuếch tán từ không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước, …Ôxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao,…

Phần lớn cá nổi đầu vào sáng sớm hay mùa hè, mùa thu khi nhiệt độ cao, đặc biệt là thời tiết áp thấp kéo dài, oi bức, mưa lâu và mưa giông hay các ngày cho ăn nhiều. Nguyên nhân khiến cá nổi đầu chủ yếu do chất nước xấu, gặp thời tiết khắc nghiệt, mật độ thả nuôi quá dày làm cho nước thiếu ôxy nghiêm trọng, cộng với sức đề kháng của cá yếu. Cá nổi đầu với mức độ khác nhau, tùy theo mức độ biểu hiện để có cách xử lý kịp thời.

Mức độ nhẹ: cá nổi đầu lúc mờ sáng, chỉ nổi ở giữa ao, khi có bóng người hoặc tiếng động mạnh, cá quẫy mạnh rồi chìm ngay. Khi mặt trời lên thì hết nổi đầu.

Xử lý bằng cách bơm thêm nước mới vào ao.

 Mức độ nặng: cá nổi đầu cả lúc đêm và nổi ở cả vùng ven bờ ao. Khi có tiếng động, cá không quẫy và cũng không chìm, khi mặt trời lên cá vẫn không lặn.

Mời bà con tham khảo thiết bị tạo oxy chuyên dụng cho ao nuôi, trại giống:

Ống Phân Phối Khí Ô xy chuyên dụng

Giải pháp tạo Ô xy hoà tan

Khắc phục hiện tượng thiếu Ô xy ao nuôi

Xử lý bằng cách đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay một phần nước, bơm nước. Nếu có máy sục khí thì cho chạy ngay để tạo ôxy cho cá thở. Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ. Khi cần thiết thả vào ao thuốc tăng ôxy như ô xy già (H2O2), ôxy dạng hạt hoặc dạng bột… để nâng hàm lượng ô xy hòa tan lên.

Để tránh cá nổi đầu, trong quá trình nuôi cần kiểm tra ao 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, quan trọng nhất là lúc rạng sáng để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó thực hiện đầy đủ các khâu khác như thả giống cá tốt, cho ăn đủ lượng và chất, mật độ thả hợp lý, quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi, đánh tỉa thả bù và phòng bệnh là chính.


Có thể bạn quan tâm

Hiểm Họa Từ Đánh Bắt Thủy Hải Sản Bằng Giã Cào Hiểm Họa Từ Đánh Bắt Thủy Hải Sản Bằng Giã Cào

Những năm gần đây, tại một số địa phương ven biển ở TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng phương pháp giã cào diễn ra phức tạp. Loại hình đánh bắt này không những hủy hoại môi trường sinh thái, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của ngư dân và tình hình an ninh trật tự trong vùng.

11/05/2013
Khi Bồ Câu Pháp Được Chọn Khi Bồ Câu Pháp Được Chọn

Chỉ mới du nhập vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế một vài năm trở lại nay, nhưng chim bồ câu Pháp đã trở thành đối tượng được nhiều người quan tâm đầu tư nuôi.

19/07/2013
Tiêm Phòng Vaccine Miễn Phí Đàn Gia Súc Biên Giới Ở An Giang Tiêm Phòng Vaccine Miễn Phí Đàn Gia Súc Biên Giới Ở An Giang

Từ ngày 15/5 đến 30/6, đàn gia súc tại 35 xã, phường, thị trấn của các huyện An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên và thị xã Châu Đốc, Tân Châu (An Giang) sẽ được tiêm phòng vaccine lở mồm long móng miễn phí (đợt 1-2013).

11/05/2013
Rau An Toàn Vẫn Bí Đầu Ra Ở Hà Nội Rau An Toàn Vẫn Bí Đầu Ra Ở Hà Nội

Chỉ tính riêng năm 2012, toàn thành phố Hà Nội đã có 24 HTX mới thành lập chuyên sản xuất rau an toàn (RAT), đưa số HTX nông nghiệp sản xuất RAT lên trên 100 HTX. Tuy nhiên, khâu đặc biệt quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như phát huy được vai trò "bà đỡ" của các HTX là đầu ra cho sản phẩm hiện vẫn hết sức khó khăn...

11/05/2013
Thu Nhập Gần 1 Tỷ Đồng Từ Nuôi Cá Tai Tượng An Toàn Sinh Học Thu Nhập Gần 1 Tỷ Đồng Từ Nuôi Cá Tai Tượng An Toàn Sinh Học

Ông Đỗ Hiếu Liêm, 68 tuổi, ở ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là người đi tiên phong và thành công với mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi vụ nuôi. Đây là mô hình mà ngành Nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích nông dân áp dụng, đồng thời có chủ trương nhân rộng ra những địa phương khác.

12/05/2013