Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Ủ Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Gia Súc

Cách Ủ Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Gia Súc
Ngày đăng: 13/07/2012

Kinh nghiệm của nhiều nơi là ủ lá sắn để loại bỏ hoàn toàn các độc tố để có thể cho ra loại thức ăn giàu dinh dưỡng dự trữ lâu dài làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhất là trong những tháng mùa đông thiếu thức ăn xanh và tinh, tận dùng nguồn lá sắn tại chỗ để tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cách làm như sau:

- Ngọn và lá sắn sau thi thu hái (có thể thu hái trước hoặc sau khi thu hoạch củ đều được, không ảnh hưởng đến chất lượng) phơi héo đến độ ẩm còn 65-70%, đem cắt ngắn 3-5cm đem trộn với rỉ mật 2-4%, muối ăn 0,2-0,4%. Nếu không có rỉ mật có thể dùng bột mì, bột ngô hoặc cám gạo để thay thế với tỷ lệ cao hơn 4-6%. Nếu là rỉ mật thì có thể dùng vòi phun hoặc pha trong bình ô doa để tưới đều vào đống lá đã thái; nếu là bột mì, bột ngô hoặc cám gạo thì dùng tay để trộn đều với lá sắn trước khi ủ trong các silo.

- Silo là những ống tròn rỗng có đường kính khoảng 1,2-1,4m, cao 1,3-1,4m được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như bê tông, gỗ, tôn sắt...và có thể chồng lên nhau để có chiều cao theo ý muốn. Trong trường hợp không có các silo thì có thể đào hố đất, xây bể xi măng hoặc dùng các bao nilon chắc chắn để nén ủ cũng được. Dùng nilon để lót đáy và xung quanh silo trước khi cho hỗn hợp lá sắn và chất phụ gia gây lên men vào ủ. Cứ sau 1 lớp lá sắn dày 10-15cm lại dùng đầm hoặc chân để nén chặt lá sắn xuống cho đến khi đầy silo. Sau cùng dùng nilon đậy kín rồi lấp 1 lớp đất dày 20-30cm (nện chặt) lên trên. Dùng bao đựng cát hoặc đất xếp 1 lớp lên trên, làm giàn mái che mưa nắng.

- Sau từ 30-45 ngày có thể lấy ra cho gia súc ăn dần. Nếu không có nhu cầu cho ăn ngay thì có thể bảo quản dự trữ được từ 5-7 tháng. Sản phẩm đảm bảo chất lượng là có mùi thơm dễ chịu, màu hanh vàng, trâu bò rất thích ăn. Có thể cho ăn với khối lượng 6-8kg/con/ngày.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Giảm Nghèo Ở Xã Thạnh Thới Thuận, Huyện Trần Đề (Sóc Trăng) Mô Hình Nuôi Cá Lóc Giảm Nghèo Ở Xã Thạnh Thới Thuận, Huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Nói đến mô hình nuôi cá lóc, người dân xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), đều biết đến anh Anh Đặng Văn Kiệt ở ấp Thạnh An 3 là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới và được nhiều người dân trong xã làm theo để tăng thu nhập.

08/05/2014
Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Nên Chạy Theo Số Lượng Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Nên Chạy Theo Số Lượng

Mới đây, tại TP Cần Thơ, Công ty Cổ phần C.P Việt Nam (C.P) đã tổ chức Hội nghị khách hàng khu vực ĐBSCL và giới thiệu giải pháp nuôi tôm trong mùa nóng.

09/05/2014
Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) Hoàn Thành Kế Hoạch Thả Nuôi Tôm Giống Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) Hoàn Thành Kế Hoạch Thả Nuôi Tôm Giống

Để hoàn thành việc thả nuôi 400 ha vụ tôm xuân – hè 2014, các chủ đầm nuôi trên địa bàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cần khoảng 28 triệu con tôm giống.

09/05/2014
Cá Tra Vẫn Chưa Thể Quay Lại Nga Cá Tra Vẫn Chưa Thể Quay Lại Nga

Thị trường Nga vẫn tiếp tục đóng chặt cửa đối với cá tra Việt Nam, cho dù trước đó các cơ quan có liên quan ở Việt Nam dự báo thị trường này sẽ mở cửa chậm nhất vào cuối tháng 4-2014. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, không biết khi nào cá tra của Việt Nam mới có thể quay lại thị trường Nga.

09/05/2014
Năng Suất Lúa Đông Xuân 2013-2014 Đạt Cao Nhất Từ Trước Đến Nay Năng Suất Lúa Đông Xuân 2013-2014 Đạt Cao Nhất Từ Trước Đến Nay

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, nông dân trong tỉnh Phú Yên đã hoàn thành thu hoạch 26.854ha lúa vụ đông xuân 2013-2014 với năng suất lúa bình quân 70,2 tạ/ha, tăng hơn vụ đông xuân năm trước 2,7 tạ/ha và đạt cao nhất từ trước đến nay.

09/05/2014