Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Cách trị bệnh phù đầu lợn

Cách trị bệnh phù đầu lợn
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 25/12/2015

1. Biểu hiện bên ngoài:

- Đối tượng bị bệnh: Chủ yếu lợn sau cai sữa.

- Những con lợn to nhất trong đàn, phát bệnh trước và chết đột ngột.

- Trước khi chết,hàm cứng, co giật, thần kinh rối loạn, dáng đi lảo đảo, xiêu vẹo, hay vấp ngã,lợn kêu ré lên với giọng khàn hoặc thích nằm một chỗ, thân nhiệt không tăng hoặc tăng ít. Đầu,mặt sưng to, mắt híp. Bà con nông dân thường gọi là bệnh phù mặt.

2. Phòng bệnh:

- Cho uống kháng thể của Hanvet (HANVET –KTE Hi) ngay sau khi sinh, liều 1ml/con.

- Giảm thức ăn tinh, tăng thức ăn xơ.

- Dùng vắc xin E.coli phù đầu của Viện Thú y Quốc gia (chai 20ml, liều 1ml/con).

3. Trị bệnh:

- Khi phát hiện thấy lợn có triệu chứng của bệnhphải cho nhịn ăn từ 12-24 giờ. Ngày hôm sau cho 1/2 khẩu phần, chia làm nhiều bữa trong ngày. Sau 2-3 ngày tăng dần lượng thức ăn, tới ngày thứ 6 mới cho ăntự do.

- Cung cấp nước và các chất điện giải (Hanminvit-Super,Hanvit K&C) để duy trì tuần hoàn, huyết áp.

- Dùng kháng thể điều trị (HANVET –K.T.E) tiêm xoang bụng hay cho uống.

- Sử dụng một số kháng sinh điều trị như Colivilavet, Gentacosmis dạng gói hoặc Enrofloxacin, Norfloxacin…

- Khử trùng tẩy uế chuồng trại trong thời gian điều trị.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Heo Con Và Heo Thịt Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Heo Con Và Heo Thịt

Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời

31/12/2010
Cải Tiến Di Truyền Thông Qua Thụ Tinh Nhân Tạo Cải Tiến Di Truyền Thông Qua Thụ Tinh Nhân Tạo

Lợi ích chính và quan trọng nhất của sử dụng thụ tinh nhân tạo (TTNT) là nhằm nhân rộng nguồn gen ưu việt, giúp người chăn nuôi sử dụng con giống chất lượng tốt nhất từ bên ngoài. Tinh của một đực giống có thể pha chế để phối cho ít nhất 20 nái, vì thế có thể giúp tăng nhanh năng suất và chất lượng đàn giống. Không nên sử dụng tinh của những con đực có chất lượng kém, không qua kiểm tra năng suất và không được chọn lọc di truyền. Thứ hai, thụ tinh nhân tạo là phương pháp an toàn để đưa những nguyên liệu di truyền mới vào đàn giống.

01/01/2012
Bệnh Phù Thũng Ở Heo Con Bệnh Phù Thũng Ở Heo Con

Bệnh phù thũng ở heo con là bệnh nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli) chủng độc lực cao (K88, K99, O138, O111) gây ra. Vi khuẩn gây dung huyết, đồng thời làm giãn mạch, thoát dịch và gây phù thũng.

02/01/2012
Bệnh Đóng Dấu Lợn Bệnh Đóng Dấu Lợn

Bệnh đóng dấu là một bệnh truyền nhiễm, xảy ra chủ yếu ở lợn trên 3 tháng tuổi và dưới 5 năm tuổi với tính cấp tính hay mãn tính và đặc trưng lâm sàng là chết đột ngột, sốt cao với những mảng xung huyết, mẩn đỏ định hình trên da, lợn bị viêm khớp.

02/01/2012
Nuôi Heo Rừng Lai Tận Dụng Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên Nuôi Heo Rừng Lai Tận Dụng Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên

Tại tỉnh Khánh Hòa vài năm gần đây đã có trên 20 hộ dân nuôi thử nghiệm heo rừng. Trong số đó có mô hình nuôi thử nghiệm của hội làm vườn (thành viên của LHCHKHKT tỉnh) ở Vạn Ninh và Nha Trang được nuôi dưới tán rừng, dưới tán vườn cây ăn quả điểm lợi thế của nuôi heo rừng lai là kỹ thuật nuôi đơn giản, hiệu quả kinh tế cao.

01/01/2012