Cách Tính Ngày Sinh Cho Bò

Biết trước được ngày sinh của bò để có cách chăm sóc tốt nhằm đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả bò mẹ lẫn bê non là điều nông dân cần hết sức chú ý.
Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy muốn tính được ngày sinh của nó cần tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày. Cán bộ kỹ thuật Viện Chăn nuôi hướng dẫn cách tính như sau:
- Lấy ngày phối giống bò cộng với 5 hay 7 ngày (có thể vào tháng 2 có 28 ngày) và lấy tháng phối giống cộng với 9, sẽ có ngày sinh dự kiến. Ví dụ: Bò phối giống lần cuối vào ngày 10-2-2007, thì ngày sinh sẽ là: 10 + 7 ngày = ngày 17; tháng sinh sẽ là: tháng 2 + 9 tháng = tháng 11 (bò sẽ sinh vào ngày 17 tháng 11 năm 2007). Bò cũng có thể sinh sớm hơn hay muộn hơn một, vài ngày so với dự kiến do đó cần theo dõi các biểu hiện của bò mẹ trước ngày sinh dự kiến từ 1 tuần đến 10 ngày.
- Biều hiện bò sắp sinh: Khoảng 7-10 ngày trước khi sinh, bầu vú từ từ căng lên, núm vú căng cứng chứa đầy sữa là bò sắp đẻ, vì vậy cần chú ý theo dõi để phòng viêm vú trước khi sinh. Từ 1-3 ngày trước khi sinh, âm hộ chảy ra nhiều dịch nhờn đặc, màu trắng. Khi thấy dịch nhờn loãng dần là bò sắp đẻ. Khi quan sát thấy hiện tượng sụp mông ở 2 bên gốc đuôi, đuôi lệch sang một bên và ít cử động; trạng thái bồn chồn, hay đứng lên nằm xuống, đại tiểu tiện nhiều lần… là bò sắp đẻ.
- Biểu hiện bò khó sinh: Rặn nhiều, vỡ ối nhưng vẫn không thấy thai ra. Nừu bê con lộ ra sau 3 giờ mà vẫn chưa ra được, hoặc bê con ló ra ở tư thế không bình thường thì cần gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Hiện toàn TP Hà Nội có trên 140.000 con bò, trong đó số lượng bò thịt đạt trên 125.000 con. Trong những năm qua, nhờ chính sách hỗ trợ miễn phí cho hộ chăn nuôi khi áp dụng phương pháp lai thụ tinh nhân tạo trên đàn bò mà các giống bò lai tốt đã dần được mở rộng chăn nuôi, mang hiệu quả kinh tế cao. Một trong những giống bò lai điển hình đó là giống bò BBB.

Hội chứng thấp khớp xảy ra đối với tất cả các loại gia súc, nhất là trâu bò, ngựa, dê, cừu và lợn. Hội chứng này thường xảy ra trong vụ đông xuân, vụ hè thì ít bị hơn.

Viêm tử cung là một trong những bệnh thường gặp ở bò cái sinh sản, nhất là trong điều kiện chăn nuôi thâm canh và theo quy mô trang trại. Bệnh xảy ra khi có một số lượng lớn vi khuẩn hoặc các vi khuẩn đặc trưng, có độc tính cao tấn công. Nhìn chung, tác nhân chủ yếu của bệnh là các liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E.coli hoặc Actinomyces pyogenes.

Bệnh sán lá gan là bệnh ký sinh do một sán lá (hình bầu dục, dẹt như một chiếc lá, mầu nâu xám) sống trong gan loài nhai lại gây ra. Trên thế giới, cũng như ở nước ta, bệnh sán lá gan được xem là một trong những bệnh thường gặp nhất ở bò.

Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, vệ sinh chuồng trại, cho ăn đúng tiêu chuẩn và hợp lý vệ sinh,… là những cách phòng bệnh cho bò đơn giản mà hiệu quả.