Cách Tiêm Thuốc Cho Gia Súc

Xin giới thiệu cách cho trâu, bò, ngựa uống và cách tiêm chích thuốc thú y.
Cho gia súc uống thuốc: Loại thuốc dạng viên nang mềm hay dạng viên dập cứng, ví dụ thuốc tẩy sán lá gan dạng viên nén cứng, gói viên thuốc vào đầu lá mía hay lá cây dong, cây lá chít gói bánh chưng, cho đầu kia của lá để trâu, bò ăn trước, dần dần trâu, bò ăn và nuốt phần lá gói thuốc. Cách khác, nhốt trâu, bò vào trong chuồng, buộc treo cao mũi trâu, bò chúng há to mồm, cho thuốc viên vào bàn tay ngửa khum hình lòng mo, đưa thẳng bàn tay đút sâu vào trong mồm ép lưỡi xuống hàm dưới đổ thuốc vào rồi nhanh chóng rút bàn tay ra. Thuốc dạng bột tán nhỏ, thuốc dạng hoà tan với nước cho vào chai thuỷ tinh, xi lanh sắt đè lưỡi ép xuống phụt thuốc vào gốc lưỡi phía trong mồm, trâu bò sẽ nuốt thuốc ngon lành, chúng không biết nhổ, khạc thuốc ra như người.
Tiêm thuốc cho trâu, bò, ngựa: Vị trí tiêm cho trâu, bò, ngựa an toàn nhất là phần bắp thịt, đường kính khoảng 10cm, vị trí ở điểm giao nhau của hai đường kẻ ước lượng. 1/3 khoảng cách từ u vai đến gốc tai và 1/3 (phía trên) chiều dài đường vuông góc với cổ trâu, bò (chiều rộng của cổ, không tính yếm). Tiêm theo hướng từ đầu xuống đuôi, kim tiêm song song hoặc hơi xiên xuống dưới phía bụng.
Nếu gia súc nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Tiêm dưới da dùng kim tiêm 1cm, xiên một góc 45-600. Tiêm bắp dùng kim 2 cm xiên một góc 45-600.
Trâu, bò, ngựa trên 6 tháng tuổi đến trưởng thành: Tiêm dưới da dùng kim 1cm xiên một góc 60-900. Tiêm bắp dùng kim 2 cm xiên góc 60-900 vào vị trí đã xác định như trên.
Để con vật đỡ sợ sệt, dãy dụa khi tiêm chích, cần có hai người: Một người phụ giữ chắc con vật hoặc cho chúng ăn cỏ hay cám. Một tay người tiêm cầm tai che mắt con vật (phía định tiêm), tay kia cầm bơm tiêm xiên mạnh và đẩy nhanh píttông bơm tiêm sao cho thuốc vào hết cơ thể con vật (tiêm phóng).
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2006 anh Đào Bá Hoà ở thôn Ngọc Trì, xã Bình Định (Lương Tài, Bắc Ninh) khăn gói vào Củ Chi (TP HCM) học nghề nuôi dế và lợn rừng lai. Nửa năm sau anh đưa đàn dế giống về nuôi thử, đến nay đã phát triển được 200 chậu dế

Trước tình hình dịch lợn tai xanh diễn biến phức tạp tại các tỉnh ĐBSH, chiều hôm qua, ngày 29/5,Bộ NN & PTNT tổ chức kiểm tra dịch bệnh tại Bắc Ninh do thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần trực tiếp chỉ đạo đoàn công tác .

Các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ vụ lúa ĐX, năng suất bình quân từ 6,5-7,5 tấn/ha, cao hơn so với vụ ĐX năm rồi khoảng 1 tấn/ha. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến thời điểm hiện nay diện tích thu hoạch toàn vùng ĐBSCL đạt hơn 800.000 ha/1,6 triệu ha xuống giống. Hiện thương lái chỉ săn lùng mua lúa thơm, lắc đầu với lúa chất lượng thấp...

Hai ngày qua, hàng loạt bè cá nuôi trên sông Rạng (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) bị chết trắng. Hàng trăm hộ nuôi bị thiệt hại tiền tỉ, thậm chí có vài hộ thiệt hại lên đến 10 tỉ đồng, phải đối diện với nợ nần và nguy cơ phá sản.

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).