Cách Tiêm Thuốc Cho Gia Súc

Xin giới thiệu cách cho trâu, bò, ngựa uống và cách tiêm chích thuốc thú y.
Cho gia súc uống thuốc: Loại thuốc dạng viên nang mềm hay dạng viên dập cứng, ví dụ thuốc tẩy sán lá gan dạng viên nén cứng, gói viên thuốc vào đầu lá mía hay lá cây dong, cây lá chít gói bánh chưng, cho đầu kia của lá để trâu, bò ăn trước, dần dần trâu, bò ăn và nuốt phần lá gói thuốc. Cách khác, nhốt trâu, bò vào trong chuồng, buộc treo cao mũi trâu, bò chúng há to mồm, cho thuốc viên vào bàn tay ngửa khum hình lòng mo, đưa thẳng bàn tay đút sâu vào trong mồm ép lưỡi xuống hàm dưới đổ thuốc vào rồi nhanh chóng rút bàn tay ra. Thuốc dạng bột tán nhỏ, thuốc dạng hoà tan với nước cho vào chai thuỷ tinh, xi lanh sắt đè lưỡi ép xuống phụt thuốc vào gốc lưỡi phía trong mồm, trâu bò sẽ nuốt thuốc ngon lành, chúng không biết nhổ, khạc thuốc ra như người.
Tiêm thuốc cho trâu, bò, ngựa: Vị trí tiêm cho trâu, bò, ngựa an toàn nhất là phần bắp thịt, đường kính khoảng 10cm, vị trí ở điểm giao nhau của hai đường kẻ ước lượng. 1/3 khoảng cách từ u vai đến gốc tai và 1/3 (phía trên) chiều dài đường vuông góc với cổ trâu, bò (chiều rộng của cổ, không tính yếm). Tiêm theo hướng từ đầu xuống đuôi, kim tiêm song song hoặc hơi xiên xuống dưới phía bụng.
Nếu gia súc nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Tiêm dưới da dùng kim tiêm 1cm, xiên một góc 45-600. Tiêm bắp dùng kim 2 cm xiên một góc 45-600.
Trâu, bò, ngựa trên 6 tháng tuổi đến trưởng thành: Tiêm dưới da dùng kim 1cm xiên một góc 60-900. Tiêm bắp dùng kim 2 cm xiên góc 60-900 vào vị trí đã xác định như trên.
Để con vật đỡ sợ sệt, dãy dụa khi tiêm chích, cần có hai người: Một người phụ giữ chắc con vật hoặc cho chúng ăn cỏ hay cám. Một tay người tiêm cầm tai che mắt con vật (phía định tiêm), tay kia cầm bơm tiêm xiên mạnh và đẩy nhanh píttông bơm tiêm sao cho thuốc vào hết cơ thể con vật (tiêm phóng).
Có thể bạn quan tâm

Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.

Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.

Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.

Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.

VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...