Cách Thức Mới Để Trồng Khoai Tây Cho Hiệu Quả Cao

Phương pháp này được triển khai tại hai xã Thái Giang, huyện Thái Thụy và xã Vũ An, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình, phương pháp mới cho phép trồng khoai tây trên tất cả chất đất khác nhau kể cả chân đất thịt nặng.
Nông dân không phải làm đất mà chỉ cần tạo luống rồi tận dụng rơm rạ, mùn, trấu và các sản phẩm thừa của thực vật phủ dầy mặt luống thay vì phải làm đất vun cao luống như cách làm truyền thống.
Cách thức này sẽ giảm được trên 40% ngày công lao động cũng như giảm chi phí vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tận dụng tối đa nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa.
Đặc biệt, trồng khoai tây bằng phương pháp này còn cho năng suất trung bình trên 22 tấn/ha, cao hơn từ 5-10% so với trồng bằng phương pháp truyền thống.
Từ hiệu quả của mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở hai địa phương trên, trong vụ đông năm nay, tỉnh Thái Bình đã kịp thời điều chỉnh cơ cấu cây vụ đông theo hướng mở rộng diện tích cây ưa lạnh, trong đó chủ lực là cây khoai tây với diện tích trên 4.500ha.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), đến ngày 14/11, giá tôm sú loại 20 con/kg trên địa bàn tỉnh này đã ở mức 290.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg so với tuần trước đó), loại 30 con/kg là 230.000 đ/kg (tăng 5.000 đ/kg), loại 40 con/kg là 205.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg).

Vừa qua, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2013" cho 62 nông dân tiên tiến trong cả nước. Trong số 62 nông dân được bình chọn và tôn vinh, người cao tuổi nhất là nông dân Trần Xuân Vịnh (70 tuổi) ở xã Đăk Hrinh, huyện Đắk Hà, Lâm Đồng; người trẻ tuổi nhất, đại diện cho tỉnh Vĩnh Phúc - anh Vũ Trung Học, nông dân xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường - nhận danh hiệu khi tròn 34 tuổi.

Đến thăm khu chăn nuôi tập chung tại thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương với tổng diện tích 36,5ha đồi, một trong những khu chăn nuôi tập chung lớn của tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ nơi đây, các chủ trang trại đã có nhiều sáng tạo để cải tiến phương pháp chăn nuôi, trong đó phải nói đến “biện pháp chống nắng nóng cho chuồng nuôi bằng cây sắn dây” của ông Nguyễn Bác Ái.

Vừa qua, UBND huyện Yên Thế đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi giống gà thịt Ri lai (J.DaBaCo) do Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco cung ứng đợt I tại các xã Đồng Tâm, Tam Tiến, Tiến Thắng.