Cách Thức Mới Để Trồng Khoai Tây Cho Hiệu Quả Cao

Phương pháp này được triển khai tại hai xã Thái Giang, huyện Thái Thụy và xã Vũ An, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình, phương pháp mới cho phép trồng khoai tây trên tất cả chất đất khác nhau kể cả chân đất thịt nặng.
Nông dân không phải làm đất mà chỉ cần tạo luống rồi tận dụng rơm rạ, mùn, trấu và các sản phẩm thừa của thực vật phủ dầy mặt luống thay vì phải làm đất vun cao luống như cách làm truyền thống.
Cách thức này sẽ giảm được trên 40% ngày công lao động cũng như giảm chi phí vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tận dụng tối đa nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa.
Đặc biệt, trồng khoai tây bằng phương pháp này còn cho năng suất trung bình trên 22 tấn/ha, cao hơn từ 5-10% so với trồng bằng phương pháp truyền thống.
Từ hiệu quả của mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở hai địa phương trên, trong vụ đông năm nay, tỉnh Thái Bình đã kịp thời điều chỉnh cơ cấu cây vụ đông theo hướng mở rộng diện tích cây ưa lạnh, trong đó chủ lực là cây khoai tây với diện tích trên 4.500ha.
Có thể bạn quan tâm
Phát huy tiềm năng lợi thế địa phương, thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển chăn nuôi, nhiều hộ dân ở thôn Long Giang, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà đã lựa chọn đối tượng nuôi là chim cút để phát triển kinh tế gia đình nhằm xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện có có khoảng 620 cơ sở chăn nuôi heo quy mô từ 50 con trở lên, trong đó 39 cơ sở có quy mô trên 1.000 con; 83 cơ sở chăn nuôi gia cầm (gà, cút) quy mô từ 1.000 con trở lên. Các cơ sở này phần lớn tập trung tại các huyện như Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành và Đất Đỏ.

Hơn 2 tháng thu hoạch vụ lúa đông - xuân, nhưng đến nay vẫn còn hơn 300 tấn lúa giống thảo dược ở huyện Duy Xuyên chưa tiêu thụ được.

Sau đợt nắng nóng gay gắt, liên tiếp trong các ngày qua trên địa bàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã xuất hiện mưa lớn trên diện rộng. Những cơn mưa vàng này đã giúp cho hàng trăm hecta chè tránh bị chết khô do hạn, đồng thời bổ sung thêm lượng nước tưới giúp cho nhiều diện tích chè cháy được hồi xanh.

Bệnh “chết nhanh” hay còn gọi với tên bệnh thối gốc - chết dây là bệnh hại phổ biến trên cây hồ tiêu mà đến nay chưa có giải pháp xử lý triệt để. Mặc dù trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mới chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, tuy nhiên ngành nông nghiệp đã khuyến cáo các nhà vườn cần thường xuyên kiểm tra, không để bệnh lây lan trên diện rộng, nhất là vào mùa mưa.