Cách thu hoạch nhãn

Đang vào thời điểm thu hoạch nhãn ở miền Bắc. Để nhận biết nhãn chín thành thục cũng như cách thu hoạch nhãn đảm bảo cho cành phát huy được hoa quả cho vụ sau, người trồng cần chú ý một số vấn đề:
- Cách phát hiện nhãn đã chín: Do nhiều bà con chưa có dụng cụ đo độ Brix (%) nên có thể nhận biết quả nhãn chín thông qua cách quan sát các bộ phận vỏ, cùi và hạt.
Khi chín vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng. Thời điểm quả xanh thì vỏ xù xì, hơi dày nhưng khi chín chuyển sang mọng và nhẵn.
Bóc quả thấy hạt màu đen bóng. Quả chín cùi nhãn nhiều nước, có mùi thơm và vị ngọt. Khi quả chưa chín thì dùng tay nắn thấy cứng còn lúc chín ấn thấy mềm.
Đa số các giống nhãn địa phương có thời điểm thu hoạch từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8 dương lịch. Các giống nhãn chín muộn có thể kéo dài đến tháng 9.
- Thu hoạch: Ngoài mang quả đầu cành, cành nhãn còn có các mầm ngủ phía dưới (là tiền đề cho tạo hoa quả năm sau), vì vậy khi thu hoạch cần chú ý: Dùng kéo cắt nguyên chùm quả cho vào sọt có lót lá chuối.
Không cắt trụi hết cành lá, vì nếu cắt cuống quá dài sẽ ảnh hưởng đến các mầm ngủ phía dưới chùm quả, làm mất khả năng nảy lộc cho vụ sau. Khi thu hái chùm quả chú ý không để cành bị xước.
Nên thu hoạch quả trong ngày tạnh ráo, vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh buổi trưa trời quá nóng. Thu quả xong nên để quả vào chỗ râm mát.
Nếu chưa đem bán kịp thì nên rải quả thành một lượt mỏng. Không nên xếp thành từng đống quả hô hấp tạo hơi nước sẽ nhanh hư hỏng.
* Chú ý: Muốn bảo quản quả nhãn được lâu, giữ được ngoại hình và phẩm chất tươi ngon, cần lưu ý một số khâu sau:
-Trước khi thu hoạch nhãn khoảng 1 tuần nên ngừng tưới nước. Cần hái khi quả đúng độ chín, không nên để nhãn quá chín rồi mới hái, quả sẽ nhạt, độ tươi ngon sẽ giảm, do đó không giữ được phẩm chất vốn có của giống. Mặt khác nếu vặt nhãn quá chín sẽ không cất trữ quả được lâu.
- Không nên thu quả vào ngày mưa vì lượng nước trong quả nhiều nhãn sẽ không ngọt lại hay bị thối hỏng. Cũng không nên thu vào ngày quá nóng quả sẽ hô hấp mạnh khi ở nhiệt độ cao, không có lợi cho cất trữ và vận chuyển đi xa.
Nên hái cả chùm, tỉa bỏ các quả bị bệnh, quả bị dập nát và cất trữ, vận chuyển nhẹ nhàng.
- Có thể dùng túi giấy hay hộp các tông hoặc sọt tre, hòm gỗ thưa để bảo quản và vận chuyển nhãn quả. Trong thùng đựng nên lót một lớp mỏng giấy chống ẩm. Nếu có điều kiện nên dùng kho lạnh (5 - 10 độ C) để cất trữ và bảo quản sẽ được lâu hơn.
Nếu muốn trữ quả một thời gian sau để chế biến thì nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp (3 - 5 độ C) và độ ẩm > 90% sẽ giữ được nhãn từ 10 - 15 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.

Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.

Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".

Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn, song có một thực tế là hiện nay, nhiều người nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng vì nguồn giống chưa đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ngậm ngùi nếm "trái đắng" bởi mua phải giống kém chất lượng trên thị trường.

“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.