Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Lợn

Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Lợn
Ngày đăng: 30/08/2013

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh và rất mạnh, rộng cho nhiều loài gia súc, loài nhai lại, lợn và người.

Trên số 75 ra ngày 28.3, Báo NTNN đã thông tin về cách nhận biết bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở lợn. Kỳ này, xin giới thiệu cách phòng và điều trị bệnh trên để giúp bà con chăn nuôi lợn được hiệu quả hơn.

- Hạ sốt, giảm đau và trợ sức cho heo bằng Anagil C + gluoco, Diclofenac, Gluconat K C... Tiếp đến là dùng kháng sinh phòng bệnh kế phát. Trong quá trình điều trị bệnh phải cách ly súc vật bị bệnh, rửa các mụn loét ở miệng và chân của gia súc bằng nước muối, bôi các thuốc sát trùng như cồn iot, thuốc đỏ 3%, xanhmetilen 1% cùng với nước lá chát (nước lá ổi).

Theo cán bộ tư vấn kỹ thuật của Công ty VIC: Khi vật nuôi bị bệnh LMLM, người chăn nuôi thường để lại để điều trị. Làm như vậy sẽ rất nguy hiểm, vì bệnh sẽ lây lan rất nhanh trong đàn gia súc, có thể trở thành các ổ dịch lớn. Để phòng bệnh, người chăn nuôi nên tiêm vaccin phòng bệnh cho lợn; phun sát trùng đúng định kỳ.

Cụ thể:

Đó là lịch vaccin áp dụng theo chương trình vaccin bình thường. Tại trại có dịch LMLM, người chăn nuôi nên áp dụng theo lịch sau:

- Lần 1:

Dùng chủng vaccin cho toàn bộ đàn nái, đực, nái hậu bị (trừ heo thịt chuẩn bị bán thịt và heo con nhỏ hơn 3 tuần tuổi)

- Lần 2:

Nhắc lại sau 30 ngày.

- 3 tháng sau khi tiêm vaccin lần 2 có thể trở lại lịch vaccin bình thường.

Ngoài ra, người chăn nuôi cần phối hợp với cán bộ thú y và chính quyền địa phương để phát hiện, khoanh vùng dịch, tránh dịch lây lan rộng bằng cách phát hiện sớm gia súc bị bệnh, báo cáo cho các cơ quan nêu trên. Nghiêm cấm việc vận chuyển lợn bị dịch ra vùng an toàn và ngược lại. Không giết mổ lợn ở ổ dịch và sử dụng thịt của chúng, vì như vậy có thể làm lây bệnh trong vùng, sang địa phương khác và có thể lây bệnh sang người.


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc cho heo nái đủ sữa Chăm sóc cho heo nái đủ sữa

Hiện tượng heo (lợn) nái đẻ thiếu sữa là do lúc mang thai không được ăn uống đầy đủ thức ăn cũng như dưỡng chất cần thiết. Vì thế nên khi bú, heo con phải nhồi nhiều làm đau vú, heo mẹ sợ không cho con bú hoặc cho rất ít, không đủ no.

23/12/2015
Chăm sóc lợn rừng nái trong giai đoạn đẻ Chăm sóc lợn rừng nái trong giai đoạn đẻ

Các biểu hiện của lợn mẹ sắp sinh: Nắn bầu vú lợn mang thai cuối kỳ thấy có sữa, người chăm sóc hiểu rằng lợn sẽ đẻ trong vòng 24 giờ nửa. Lợn có biểu hiện phá ủi nền chuồng, gặm đất, cắn cỏ, tha rơm rác về tạo ổ đẻ.

24/12/2015
Cách chăm sóc lợn rừng đực giống Cách chăm sóc lợn rừng đực giống

Chuồng nuôi thoáng, không bị gió lùa, mưa tạt, không bị trơn trượt hay quá nhám, gồ ghề. Nên bố trí sân chơi rộng (sân cỏ hoặc sân cát) để lợn vận động. Để tránh chúng tấn công nhau không nuôi chung nhiều lợn đực trong cùng 1 ô.

24/12/2015
Tập tính sống của lợn rừng Tập tính sống của lợn rừng

Lợn rừng có mõm dài cứng để đào đất, có cặp nanh hàm dưới rất dài, chìa ra khỏi mồm, cong lên phía mắt, răng nanh sắc dài 8 – 10 cm. Thức ăn của lợn lòi là hoa quả, rễ cây, giun đất và các loại động vật có vú nhỏ.

24/12/2015
Tăng sức sống cho lợn con sau cai sữa Tăng sức sống cho lợn con sau cai sữa

Lợn con sau cai sữa do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh lại bị hiện tượng Stress do thay đổi điều kiện sống nên sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý tỷ lệ tử vong sẽ cao.

24/12/2015