Cách phòng, trị dừa bị nứt trái

Nếu thấy nhiều vết đục nhỏ xì nhựa trên vỏ, ngay dưới mầu dừa là do bọ vòi voi chích.
Những vết chích sẽ lành và lớn dần theo độ lớn trái dừa; trường hợp nấm theo vết chích tấn công thì trái rụng hoặc nứt nếu còn non.
Để phòng nứt trái, về cây giống, nên dùng cây giống được nhân từ cây dừa đúng giống, khỏe mạnh, nhiều chùm, chùm nhiều trái có ở địa phương mình.
Lên liếp đất phù hợp với địa hình, tránh lên liếp thấp gây ra oi nước, ngập nước nhiều ngày, kể cả triều hoặc mưa.
Trồng mật độ phù hợp với khoảng cách cây cách cây 6 - 8m, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn.
Bón phân dừa 1 năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Kết hợp bón NPK + kali (2 - 3 kg/cây), KCl (0,3 - 0,5 kg/cây) + phân hữu cơ (10 - 20 kg/cây), mỗi lần bón với bồi sình hoặc bồi đất khô một lớp mỏng và tưới nếu là mùa khô.
Kinh nghiệm dân gian bón muối (NaCl) lên cổ họng dừa tăng calci cho cây chống rụng trái còn diệt và ngừa sâu bọ, nấm.
Nếu trái dừa rụng do nhiễm nấm, dùng thuốc diệt nấm phun vào khu vực cổ hủ, bẹ hoa, theo nồng độ khuyến cáo.
Nếu bị ấu trùng bọ vòi voi tấn công thì dùng thuốc trừ sâu diệt ấu trùng, xong diệt nấm xâm nhiễm qua các vết thương.
Dọn vườn sạch là biện pháp nên áp dụng để phòng ngừa cả sâu và bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu con tôm sú trên diện tích 389 ha. Hiện nay, các chủ đồng đã đồng loạt thả tôm xuống đồng nuôi, theo kế hoạch, đến cuối tháng 4-2014, toàn xã sẽ hoàn thành việc thả tôm giống.

Nhiều nông dân ở huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã đầu tư hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi lươn không bùn. Tuy nhiên, sau đợt nuôi đầu tiên chừng vài tháng, không ít người lao đao vì lỗ nặng, nợ tiền vay ngân hàng. Nhiều người bức xúc cho rằng: Mình đã bị lừa!

Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, sản lượng hằng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người nuôi. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: rủi ro cao, thiếu tính bền vững.

Vùng nuôi tôm Mỹ Trung, thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước - Bình Định), có diện tích hơn 31 ha. Vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm ở đây mới thả tôm giống 12 ngày thì tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt, đến nay lan rộng trên 23 ha.

Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy ngày qua bất ngờ giảm mạnh trong khi xuất khẩu mặt hàng này ở những tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.