Cách phòng, trị dừa bị nứt trái

Nếu thấy nhiều vết đục nhỏ xì nhựa trên vỏ, ngay dưới mầu dừa là do bọ vòi voi chích.
Những vết chích sẽ lành và lớn dần theo độ lớn trái dừa; trường hợp nấm theo vết chích tấn công thì trái rụng hoặc nứt nếu còn non.
Để phòng nứt trái, về cây giống, nên dùng cây giống được nhân từ cây dừa đúng giống, khỏe mạnh, nhiều chùm, chùm nhiều trái có ở địa phương mình.
Lên liếp đất phù hợp với địa hình, tránh lên liếp thấp gây ra oi nước, ngập nước nhiều ngày, kể cả triều hoặc mưa.
Trồng mật độ phù hợp với khoảng cách cây cách cây 6 - 8m, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn.
Bón phân dừa 1 năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Kết hợp bón NPK + kali (2 - 3 kg/cây), KCl (0,3 - 0,5 kg/cây) + phân hữu cơ (10 - 20 kg/cây), mỗi lần bón với bồi sình hoặc bồi đất khô một lớp mỏng và tưới nếu là mùa khô.
Kinh nghiệm dân gian bón muối (NaCl) lên cổ họng dừa tăng calci cho cây chống rụng trái còn diệt và ngừa sâu bọ, nấm.
Nếu trái dừa rụng do nhiễm nấm, dùng thuốc diệt nấm phun vào khu vực cổ hủ, bẹ hoa, theo nồng độ khuyến cáo.
Nếu bị ấu trùng bọ vòi voi tấn công thì dùng thuốc trừ sâu diệt ấu trùng, xong diệt nấm xâm nhiễm qua các vết thương.
Dọn vườn sạch là biện pháp nên áp dụng để phòng ngừa cả sâu và bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản. Những kết quả đạt được về nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

“Từ nay đến cuối năm, sẽ hoàn thiện việc nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, để sang năm có thể áp dụng công nghệ chiếu xạ trong bảo quản vải thiều phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ”.

Sau gần 3 năm triển khai, đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số cây trồng trên đất sau trồng cam, quýt và cải tạo vườn quả kém chất lượng tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn)" đã đạt kết quả khả quan. Đề tài đã giúp người dân nhận thức rõ hơn về các biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác và tránh tình trạng "được mùa mất giá", Hội Nông dân xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xây dựng mô hình trồng chuối già cấy mô. Sau hơn 1 năm thí điểm, mô hình đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa.

Nhiều năm liền vùng nuôi tôm càng xanh lớn nhất ĐBSCL tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp) trong vụ nghịch đều thắng đậm, nhưng năm nay lại thất thu, có hộ bị thua lỗ nặng.