Cách phòng, trị dừa bị nứt trái

Nếu thấy nhiều vết đục nhỏ xì nhựa trên vỏ, ngay dưới mầu dừa là do bọ vòi voi chích.
Những vết chích sẽ lành và lớn dần theo độ lớn trái dừa; trường hợp nấm theo vết chích tấn công thì trái rụng hoặc nứt nếu còn non.
Để phòng nứt trái, về cây giống, nên dùng cây giống được nhân từ cây dừa đúng giống, khỏe mạnh, nhiều chùm, chùm nhiều trái có ở địa phương mình.
Lên liếp đất phù hợp với địa hình, tránh lên liếp thấp gây ra oi nước, ngập nước nhiều ngày, kể cả triều hoặc mưa.
Trồng mật độ phù hợp với khoảng cách cây cách cây 6 - 8m, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn.
Bón phân dừa 1 năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Kết hợp bón NPK + kali (2 - 3 kg/cây), KCl (0,3 - 0,5 kg/cây) + phân hữu cơ (10 - 20 kg/cây), mỗi lần bón với bồi sình hoặc bồi đất khô một lớp mỏng và tưới nếu là mùa khô.
Kinh nghiệm dân gian bón muối (NaCl) lên cổ họng dừa tăng calci cho cây chống rụng trái còn diệt và ngừa sâu bọ, nấm.
Nếu trái dừa rụng do nhiễm nấm, dùng thuốc diệt nấm phun vào khu vực cổ hủ, bẹ hoa, theo nồng độ khuyến cáo.
Nếu bị ấu trùng bọ vòi voi tấn công thì dùng thuốc trừ sâu diệt ấu trùng, xong diệt nấm xâm nhiễm qua các vết thương.
Dọn vườn sạch là biện pháp nên áp dụng để phòng ngừa cả sâu và bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, cá tra VN vẫn là hàng "độc quyền" trên trường quốc tế. Về nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết định về giá. Song, thực tế giá cá tra XK ngày càng giảm, khiến người nuôi thua lỗ

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), tính đến thời điểm này có hơn 1.000 ha lúa đông xuân bị nhiễm rầy nâu, đạo ôn lá, lem lép hạt và sâu cuốn lá nhỏ. Nghiêm trọng nhất là bệnh rầy nâu với hơn 600 ha lúa bị nhiễm do mưa trái mùa, trong đó có đến 105 ha bị nhiễm nặng.

Vài năm trở lại đây, gừng ở huyện Đà Bắc (Hòa Bình) bán rất được giá và khá hơn so với cây trồng khác cùng vụ. Nhưng năm nay giá gừng đột ngột giảm mạnh, nhiều hộ trồng gừng “sốc” với giá rẻ như bèo, bán ra thì lỗ nặng, để lại chờ giá thì khó bảo quản được lâu vì khi gừng héo và nhú mọng sẽ mất giá trị.

Sau 1 trận mưa, hàng chục hộ dân xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) nuôi cá bè, lồng trên sông Kênh Than bỗng dưng trắng tay vì cá chết hàng loạt.

Đi dọc tuyến quốc lộ 12B qua xóm Lạng, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) người đi đường sẽ thấy rất nhiều những “trại gà” của những hộ nông dân ngay trên những cánh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Trên từng khoảnh ruộng, khu ruộng có đến hàng trăm con gà đang tìm kiếm thức ăn.