Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Cách Phòng Ngừa Và Xử Lý Rong Đáy Trong Ao Nuôi Tôm Sú

Cách Phòng Ngừa Và Xử Lý Rong Đáy Trong Ao Nuôi Tôm Sú
Ngày đăng: 28/02/2014

Trong ao nuôi tôm, đặc biệt là trong hệ thống nuôi quảng canh cải tiến, các loại rong đáy như rong đuôi chồn, rong mền, rong nhớt… phát triển gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của tôm, làm cản trở hoạt động di chuyển bắt mồi của tôm, cạnh tranh ô-xy với tôm, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước làm cho tảo trong ao khó phát triển, gây biến động các yếu tố môi trường nước như pH, ô-xy...

Hơn nữa, khi phát triển quá nhiều, rong sẽ chết và nổi lên mặt nước, nếu không xử lý kịp thời, xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi và có thể gây chết tôm.

Nguyên nhân xuất hiện: Rong đáy thường xuất hiện ở những ao nước quá cạn (<0,8 m), tảo không phát triển, ánh sáng xuyên xuống nền đáy ao, mương, trảng nuôi và làm cho rong đáy phát triển mạnh. Ở những ao, mương ít cải tạo, cải tạo không triệt để, ao nhiều chất hữu cơ cũng thường gặp trường hợp này.

Cách phòng ngừa: Để ngăn chặn được sự phát triển của rong đáy, luôn giữ mực nước trong ao >1 m, cải tạo ao, mương kỹ, dùng phân vô cơ, phân hữu cơ hoặc các hóa chất gây màu để gây màu nước giúp tảo phát triển, độ trong nằm trong khoảng 30-40 cm, các yếu tố môi trường luôn ổn định.

Cách xử lý khi trong ao có rong đáy: Có thể sử dụng các loại hóa chất như đồng sulphat (CuSO4), BKC, Formol… để diệt rong đáy. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có hiệu quả tức thời, sau một thời gian rong vẫn tiếp tục phát triển. Không những thế, khi sử dụng hóa chất diệt rong, sẽ gây ra tình trạng rong chết hàng loạt và nếu xử lý không kỹ thì sự phân hủy của lượng rong lớn này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm nuôi và chất lượng môi trường nước ao…

Biện pháp xử lý rong đáy hiệu quả nhất là dùng lưới kéo rong ra khỏi ao, dùng vợt vớt những rong nổi chết mặt nước, ở cuối ao, tránh để cho rong chìm lại xuống ao. Sau đó nâng mực nước ao lên >1 m và gây lại màu nước, giúp tảo phát triển tạo màng che ngăn chặn sự chiếu sáng của mặt trời xuống đáy ao.

Khi thiếu ánh sáng, rong đáy sẽ tàn lụi dần và không phát triển nữa. Trong xử lý rong đáy nên bổ sung thêm Vitamine C vào thức ăn để giúp tôm tăng sức đề kháng, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nền đáy ao.


Có thể bạn quan tâm

Câu Hỏi Thường Gặp Về Nuôi Tôm Sú Câu Hỏi Thường Gặp Về Nuôi Tôm Sú

Nuôi tôm, nuôi trồng thuỷ sản là một công việc đầy rủi ro, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển theo hướng tăng diện tích, loại hình nuôi và mức độ thâm canh. Bên canh sự hấp dẫn về lợi nhuận cao, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh, đặc biệt là ở các khu nuôi tập trung

16/11/2011
Sản Xuất Tôm Giống Bằng Công Nghệ Hoạt Hoá Sản Xuất Tôm Giống Bằng Công Nghệ Hoạt Hoá

Anonit là một loại dung dịch được tạo ra nhờ công nghệ hoạt hoá, điện hoá nước muối loãng, trên một thiết bị đặc biệt (gọi là ECA). Đây là công nghệ mới được Trung tâm Công nghệ cao (Trung tâm KHTN&CNQG) tiếp nhận của Nga từ cuối 2002 và tạo ra bước đột phá trong việc sản xuất tôm giống năng suất cao mà không dùng kháng sinh và hoàn toàn sạch bệnh. Ứng dụng công nghệ hoạt hoá, điện hoá trong khử trùng bể trước khi thả tôm, cho thấy quá trình khử trùng nhanh hơn, triệt để hơn khi dùng các hoá chất khác nên tiết kiệm thời gian.

04/01/2012
Bệnh Đầu Vàng Bệnh Đầu Vàng

Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao

31/07/2011
Trị Bệnh Phân Trắng Cho Tôm Trị Bệnh Phân Trắng Cho Tôm

Bệnh phân trắng là một trong những bệnh gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm trong những năm gần đây, việc phòng trị bệnh chưa có hiệu quả là do đa số bà con nuôi tôm chưa xác định đúng nguyên nhân

31/07/2011
Tiêu Chuẩn Chọn Tôm Sú Giống Tiêu Chuẩn Chọn Tôm Sú Giống

Tôm giống tốt là yếu tố rất quan trọng để đạt năng suất cao trong khi nuôi và phòng tránh được các loại bệnh gây ra cho tôm.

02/01/2012