Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Phòng Chống Dịch Bệnh Niu-Cát-Xơn Gia Cầm

Cách Phòng Chống Dịch Bệnh Niu-Cát-Xơn Gia Cầm
Ngày đăng: 12/09/2014

Khi gia cầm bị mắc phải chứng bệnh Niu-cát-xơn tỷ lệ chết khá cao, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế người chăn nuôi chính vì vậy việc phòng, chống bệnh khi chưa có dịch tại các trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm là rất cần thiết.

Phòng, chống dịch thực hiện đồng bộ với các biện pháp gồm: Tuyên truyền về phòng bệnh; Chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh; Vệ sinh phòng bệnh; Cho vật nuôi dùng vaccine phòng bệnh; Kiểm dịch khâu vận chuyển.

Việc chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh của cơ quan chức năng chuyên môn là rất quan trọng. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở, chủ hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm; khi nhận thấy gia cầm có những biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương …

Khu chăn nuôi phải có hàng rào, ranh giới để cách ly với bên ngoài, trước lối ra vào phải có hố sát trùng; phải thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi phải tiêu diệt các loài gặm nhấm. Việc thực hiện khử trùng tiêu độc cần thực hiện 1 lần/tuần bằng một trong số loại hóa chất như Clorrine, Iodine, nước vôi 20% hoặc vôi bột…

Nên hạn chế người ra, vào khu chăn nuôi. Sau mỗi lần xuất bán gia cầm phải vệ sinh, sát trùng tiêu độc và để trống chuồng trong khoảng thời gian tối thiểu 15 ngày trước khi nhập đàn mới về nuôi. Nuôi gia cầm không nuôi lẫn các loại gia cầm trong cùng một chuồng nuôi, để nuôi riêng biệt theo từng lứa tuổi hoặc khi nhập đàn mới phải nuôi cách ly theo dõi ít nhất 21 ngày.

Để phòng, chống bệnh nêu trên ở gia cầm, người chăn nuôi nên tiêm phòng theo hướng dẫn của Sở NNPTNT Hải Phòng. Có hai loại vaccine gồm: Vaccine chịu nhiệt dùng cho gà khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi, có thể pha sau đó cho ăn hay uống hoặc nhỏ vào mắt, mũi. Loại vaccine chủng M dùng cho gà khỏe mạnh trên 2 tháng tuổi, loại này tiêm dưới da cổ, mặt trong đùi hoặc bắp thịt ức.

Bên cạnh các khâu phòng chống nêu trên, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm của gia cầm ra vào cũng khá quan trọng. Các chốt kiểm dịch thành lập và kiểm soát chặt chẽ không để gia cầm mang mầm bệnh xâm nhập vào địa phương tăng khả năng lây lan dịch bệnh. Nếu có gia cầm bị mắc bệnh hoặc gia cầm, sản phẩm về gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc được vận chuyển từ vùng dịch cơ quan chức năng phải tổ chức thu giữ, tiêu hủy.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp

Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...

04/05/2015
Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

04/05/2015
Huyện Lấp Vò xác định 3 ngành hàng chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp Huyện Lấp Vò xác định 3 ngành hàng chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, giai đoạn 2015 – 2020, huyện Lấp Vò xác định tập trung ưu tiên thực hiện 3 ngành hàng chủ lực và lợi thế của huyện, đó là lúa gạo, cây màu và chăn nuôi bò thịt.

04/05/2015
Cần nhận diện phân hữu cơ thích hợp cho cây có múi Cần nhận diện phân hữu cơ thích hợp cho cây có múi

Sau mùa quýt hồng, quýt đường bội thu, các nhà vườn cần vun phân, tưới nước cho vườn cây phục hồi, chuẩn bị cho một chu kỳ mới. Tất cả các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều rất cần thiết và có một loại không thể thiếu đó là phân hữu cơ.

04/05/2015
Ớt rớt giá vào kỳ nghỉ lễ Ớt rớt giá vào kỳ nghỉ lễ

Những ngày nghỉ lễ vừa qua, giá ớt liên tục giảm và hiện chỉ còn 15.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Hữu Kỳ ngụ tại ấp Tân Thuận B, xã Tân Phú, huyện Thanh Bình trồng 2 công ớt cho biết, trước nghỉ lễ, anh bán cho thương lái giá 20.000 đồng/kg ớt tươi, nhưng vào những ngày nghỉ lễ, thương lái mua ớt chỉ còn 15.000 đồng/kg.

04/05/2015