Cách Phòng Chống Dịch Bệnh Niu-Cát-Xơn Gia Cầm

Khi gia cầm bị mắc phải chứng bệnh Niu-cát-xơn tỷ lệ chết khá cao, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế người chăn nuôi chính vì vậy việc phòng, chống bệnh khi chưa có dịch tại các trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm là rất cần thiết.
Phòng, chống dịch thực hiện đồng bộ với các biện pháp gồm: Tuyên truyền về phòng bệnh; Chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh; Vệ sinh phòng bệnh; Cho vật nuôi dùng vaccine phòng bệnh; Kiểm dịch khâu vận chuyển.
Việc chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh của cơ quan chức năng chuyên môn là rất quan trọng. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở, chủ hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm; khi nhận thấy gia cầm có những biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương …
Khu chăn nuôi phải có hàng rào, ranh giới để cách ly với bên ngoài, trước lối ra vào phải có hố sát trùng; phải thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi phải tiêu diệt các loài gặm nhấm. Việc thực hiện khử trùng tiêu độc cần thực hiện 1 lần/tuần bằng một trong số loại hóa chất như Clorrine, Iodine, nước vôi 20% hoặc vôi bột…
Nên hạn chế người ra, vào khu chăn nuôi. Sau mỗi lần xuất bán gia cầm phải vệ sinh, sát trùng tiêu độc và để trống chuồng trong khoảng thời gian tối thiểu 15 ngày trước khi nhập đàn mới về nuôi. Nuôi gia cầm không nuôi lẫn các loại gia cầm trong cùng một chuồng nuôi, để nuôi riêng biệt theo từng lứa tuổi hoặc khi nhập đàn mới phải nuôi cách ly theo dõi ít nhất 21 ngày.
Để phòng, chống bệnh nêu trên ở gia cầm, người chăn nuôi nên tiêm phòng theo hướng dẫn của Sở NNPTNT Hải Phòng. Có hai loại vaccine gồm: Vaccine chịu nhiệt dùng cho gà khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi, có thể pha sau đó cho ăn hay uống hoặc nhỏ vào mắt, mũi. Loại vaccine chủng M dùng cho gà khỏe mạnh trên 2 tháng tuổi, loại này tiêm dưới da cổ, mặt trong đùi hoặc bắp thịt ức.
Bên cạnh các khâu phòng chống nêu trên, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm của gia cầm ra vào cũng khá quan trọng. Các chốt kiểm dịch thành lập và kiểm soát chặt chẽ không để gia cầm mang mầm bệnh xâm nhập vào địa phương tăng khả năng lây lan dịch bệnh. Nếu có gia cầm bị mắc bệnh hoặc gia cầm, sản phẩm về gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc được vận chuyển từ vùng dịch cơ quan chức năng phải tổ chức thu giữ, tiêu hủy.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22-7, UBND tỉnh ký Quyết định 1722/QĐ-UBND về việc công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại xã Phú Kiết và xã Hòa Tịnh (huyện Chợ Gạo - Tiền Giang).

Mặc dù các nhà khoa học đã chỉ được đích danh tác nhân gây ra Hội chứng chết sớm/Hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPNS) nhưng đến nay vẫn chưa có một phác đồ điều trị cụ thể.

Chúng tôi đến cánh đồng của HTX Nuôi trồng thủy sản Hải Minh (Thạch Trung – TP Hà Tĩnh) đúng vào lúc bà con nông dân đang vận chuyển tôm lên chiếc xe đông lạnh đang chờ sẵn trên bờ...

Nhằm thực hiện Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, với mục tiêu: tiếp tục nâng cao chất lượng con giống phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới

Thời tiết mưa, nắng thất thường trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh trên các vườn cây cao su, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh rụng lá mùa mưa (Corynespora). Công tác phòng chống loại dịch bệnh này tại các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa nhiều và kéo dài trong ngày.