Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Cách Phân Biệt Đực Cái Giống Tôm Càng Xanh

Cách Phân Biệt Đực Cái Giống Tôm Càng Xanh
Ngày đăng: 14/07/2012

Vì vậy, việc phân biệt giới tính đực cái là điều rất quan trọng trong nuôi thâm canh tôm càng xanh. Tổng kết kinh nghiệm các nơi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cho biết:

Với các con trưởng thành: Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể nặng tới 450g/con, thân trương đối tròn, màu xanh dương đậm, chùy phát triển nhọn; nửa chùy ngoài cong lên, trên mắt chùy có 11-15 răng, 3-4 răng sau hốc mắt, mắt dưới thường 12-15 răng. Chiều dài của chùy tôm cái thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực trong khi đó chùy tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực. Khi chiều dài bình quân đạt 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-12g, tôm càng xanh có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Nhưng khi chiều dài vượt quá 14cm thì con đực thường phát triển nhanh hơn con cái.

Khi tôm trưởng thành, sự khác biệt giữa con đực và con cái rõ ràng hơn: tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái, nên trong những con cùng tuổi cùng điều kiện chăm sóc thì bao giờ tôm đực cũng to hơn tôm cái, với tôm bột, sau 7 tháng con đực có thể đạt tới 110g/con trong khi con cái chỉ đạt 50g.

Với tôm chưa thành thục hoàn toàn: Ta có thể phân biệt đực, cái nhờ vào các biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục của chúng. Với con đực thì lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 5 trong khi lỗ sinh dục của con cái lại nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3, ngay sau đôi càng. Bằng mắt thường ta có thể thấy trên đôi chân thứ 2 của tôm đực có 2 nhánh, còn ở tôm cái vị trí này chỉ có 1 nhánh.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh không có lũ Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh không có lũ

Mực nước lũ ở khu vực ĐBSCL những năm gần đây luôn ở mức thấp, không đủ để tràn đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm càng xanh của bà con nơi đây.

11/07/2017
Trà Vinh: Nuôi tôm càng xanh trong ao nước lợ cho hiệu quả kinh tế cao Trà Vinh: Nuôi tôm càng xanh trong ao nước lợ cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao tôm sú giúp người nuôi thủy sản đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, cắt được mầm bệnh trong ao tôm sú, giảm rủi ro

20/09/2017
Ương tôm càng xanh trong bể nổi lót bạt để tăng năng suất Ương tôm càng xanh trong bể nổi lót bạt để tăng năng suất

Ương tôm càng xanh trong ao nổi lót bạt, điều chỉnh độ lợ của nước là cách giúp bà con nông dân có năng suất thu hoạch cao.

24/10/2017
Tôm càng xanh xen canh lúa hiệu quả cao Tôm càng xanh xen canh lúa hiệu quả cao

Qua tổng kết cho thấy mô hình đạt hiệu quả khá cao, năng suất đạt trung bình từ 200 – 250kg/ha, lợi nhuận từ 30 – 50 triệu đồng/ha.

04/11/2017
Thiết kế chế độ ăn khoa học tăng năng suất ương tôm càng xanh Thiết kế chế độ ăn khoa học tăng năng suất ương tôm càng xanh

Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nuôi không đem lại lợi nhuận cao như đối với tôm nuôi nước lợ, nhưng ít rủi ro dịch bệnh và có năng suất cao, hiệu quả

09/11/2017