Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Nuôi Cá Chình Trong Ao Đất

Cách Nuôi Cá Chình Trong Ao Đất
Ngày đăng: 18/02/2011

Người nuôi thủy sản tại thị xã La Gi từ trước đến nay đã quen nuôi các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá chẻm ...  Riêng cá chình là đối tượng nuôi hoàn toàn mới. Ngày 26/6/2009 Trung Tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình thuận kết hợp với Phòng Kinh tế thị xã  La Gi, Hội Nông dân, UBND xã Tân Tiến.... đã triển khai  xây dựng mô hình “ Nuôi cá chình trong ao đất ”.

Đây là mô hình nuôi cá chình trong ao đất đầu tiên tại thị xã La Gi, mô hình được thực hiện trong 9 tháng. Từ lâu nay đa số người dân chỉ quen nuôi cá chình với hình thức nuôi trong lồng bè ở các huyện miền núi, nhưng mô hình nuôi cá chình trong ao đất đầu tiên tại thị xã La Gi đã mang lại lợi nhuận cao. Chủ mô hình là ông Bùi Tấn Phúc, người nông dân có bề dày kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Với ao nuôi mô hình có diện tích 1.000 m2, vì tập tính của cá chình là thích ở nơi  bóng tối, thích ẩn nấp dưới bùn, nên ao nuôi đòi hỏi phải được phát quang kỹ và nạo vét sạch bùn đáy, diệt tạp và bón vôi với liều lượng 60 kg/1000 m2, nguồn nước cấp vào trong ao rất trong và sạch., nước còn được lọc qua lưới có lỗ nhỏ để hạn chế cá tạp. Loại giống thả là cá chình tự nhiên bảo đảm chất lượng, số giống thả 1.000 con, với mật độ 1 con/m2, cỡ giống thả 3 – 4 con/kg.

Trong quá trình thực hiện mô hình cá chình phát triển rất tốt, hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương. Có điều đáng lưu ý khi nuôi cá chình, do đặc tính ăn động vật tươi sống và sống ở nơi có bóng tối nên cá chình thường chui vào các ống nhựa  PVC đặt sẵn trong ao, qua nhiều ngày lượng thức ăn dư thừa, chất thải của cá nuôi tích tụ đưới đáy ao cũng là nơi đặt các ống nhựa cho cá ẩn nấp nên cá dễ bị bệnh nhiễm khuẩn, tuột nhớt. Vì vậy trong quá trình nuôi ngoài việc định kỳ thay nước thì cứ 20 ngày nên dùng vôi bón xung quanh bờ ao và ao nuôi với liều lượng 30kg/1000m2. Bổ sung vào thức ăn cho cá Vitamin C và các khoáng chất để tăng sức đề kháng. Sau thời gian nuôi 6 tháng cá đạt trọng lượng 0,8 kg/con, tỷ lệ sống đạt 70 %, với sản lượng 560 kg. Dự kiến sau 9 tháng nuôi, cá sẽ đạt 1,5 kg/con, sản lượng đạt 1.050 kg, giá bán bình quân 250.000 đồng/kg, vì đang trong thời điểm giáp tết nên giá cũng khá cao. Với tổng doanh thu là 262.500.000 đồng trừ tất cả chi phí, mô hình đạt lợi nhuận khoảng gần 90 triệu đồng.  Ông Phúc, chủ mô hình tâm sự: “Trong quá trình thực hiện mô hình, tôi thấy cá chình là loài cá tương đối khó nuôi nhưng đã phát triển thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương”. Tại buổi hội thảo nghiệm thu mô hình, người người nuôi thủy sản đã rất quan tâm đến đối tượng nuôi mới này và đã cùng trao đổi nhiệt tình với cán bộ kỹ thuật . Đây là mô hình đầu tiên được ứng dụng tại thị xã La Gi, đối tượng cá chình còn khá xa lạ với người nuôi nên cần được tập huấn để hướng dẫn nuôi một cách an toàn và hiệu quả.

Cá chình là đối tượng cá nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, được coi là hàng quý hiếm và đắt tiền. Giá thương phẩm tại thời điểm hiện nay là 300.000đ/kg (trên1kg/con), cao nhất so với các loại đối tượng cá nước ngọt khác. Đặc biệt cá chình nuôi càng lâu thịt càng săn chắc, thơm ngon, cá chình càng lớn giá trị càng cao. Mô hình nuôi cá chình trong ao đất đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ được ứng dụng rộng rãi góp phần làm đa dạng hóa mặt hàng nuôi thủy sản nước ngọt tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao Cá Tra Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Nỗi lo “treo ao” bám riết họ từng ngày bởi giá cá ở thời điểm này đang rớt xuống đáy.

22/07/2013
Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Ốc Nhảy Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Ốc Nhảy

Mới đây, Sở KH&CN Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (strombus canarium) ở Quảng Ninh” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh thực hiện.

22/07/2013
Người Chăn Nuôi Trong Nước Không Dùng Chất Cấm Người Chăn Nuôi Trong Nước Không Dùng Chất Cấm

Trước khi Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra này, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà nhập lậu ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội) để kiểm tra và kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư kháng sinh sulphadiazine.

22/07/2013
Nạn Trộm Tôm Hoành Hành Nạn Trộm Tôm Hoành Hành

Các chủ đùng nuôi tôm ở khu vực nuôi thủy sản xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) đang phải “mất ăn mất ngủ” vì nạn trộm tôm hoành hành. Bọn trộm sử dụng ống hơi, lặn sâu dưới đùng để bắt, hàng tấn tôm của các chủ đùng, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng, nghiêm trọng hơn là các thiết bị điện cho hệ thống sục khí cũng bị chúng vơ vét không chừa.

22/07/2013
Hướng Đến Chăn Nuôi Heo An Toàn Sinh Học Hướng Đến Chăn Nuôi Heo An Toàn Sinh Học

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

22/07/2013