Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Nuôi Cá Chình Trong Ao Đất

Cách Nuôi Cá Chình Trong Ao Đất
Ngày đăng: 18/02/2011

Người nuôi thủy sản tại thị xã La Gi từ trước đến nay đã quen nuôi các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá chẻm ...  Riêng cá chình là đối tượng nuôi hoàn toàn mới. Ngày 26/6/2009 Trung Tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình thuận kết hợp với Phòng Kinh tế thị xã  La Gi, Hội Nông dân, UBND xã Tân Tiến.... đã triển khai  xây dựng mô hình “ Nuôi cá chình trong ao đất ”.

Đây là mô hình nuôi cá chình trong ao đất đầu tiên tại thị xã La Gi, mô hình được thực hiện trong 9 tháng. Từ lâu nay đa số người dân chỉ quen nuôi cá chình với hình thức nuôi trong lồng bè ở các huyện miền núi, nhưng mô hình nuôi cá chình trong ao đất đầu tiên tại thị xã La Gi đã mang lại lợi nhuận cao. Chủ mô hình là ông Bùi Tấn Phúc, người nông dân có bề dày kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Với ao nuôi mô hình có diện tích 1.000 m2, vì tập tính của cá chình là thích ở nơi  bóng tối, thích ẩn nấp dưới bùn, nên ao nuôi đòi hỏi phải được phát quang kỹ và nạo vét sạch bùn đáy, diệt tạp và bón vôi với liều lượng 60 kg/1000 m2, nguồn nước cấp vào trong ao rất trong và sạch., nước còn được lọc qua lưới có lỗ nhỏ để hạn chế cá tạp. Loại giống thả là cá chình tự nhiên bảo đảm chất lượng, số giống thả 1.000 con, với mật độ 1 con/m2, cỡ giống thả 3 – 4 con/kg.

Trong quá trình thực hiện mô hình cá chình phát triển rất tốt, hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương. Có điều đáng lưu ý khi nuôi cá chình, do đặc tính ăn động vật tươi sống và sống ở nơi có bóng tối nên cá chình thường chui vào các ống nhựa  PVC đặt sẵn trong ao, qua nhiều ngày lượng thức ăn dư thừa, chất thải của cá nuôi tích tụ đưới đáy ao cũng là nơi đặt các ống nhựa cho cá ẩn nấp nên cá dễ bị bệnh nhiễm khuẩn, tuột nhớt. Vì vậy trong quá trình nuôi ngoài việc định kỳ thay nước thì cứ 20 ngày nên dùng vôi bón xung quanh bờ ao và ao nuôi với liều lượng 30kg/1000m2. Bổ sung vào thức ăn cho cá Vitamin C và các khoáng chất để tăng sức đề kháng. Sau thời gian nuôi 6 tháng cá đạt trọng lượng 0,8 kg/con, tỷ lệ sống đạt 70 %, với sản lượng 560 kg. Dự kiến sau 9 tháng nuôi, cá sẽ đạt 1,5 kg/con, sản lượng đạt 1.050 kg, giá bán bình quân 250.000 đồng/kg, vì đang trong thời điểm giáp tết nên giá cũng khá cao. Với tổng doanh thu là 262.500.000 đồng trừ tất cả chi phí, mô hình đạt lợi nhuận khoảng gần 90 triệu đồng.  Ông Phúc, chủ mô hình tâm sự: “Trong quá trình thực hiện mô hình, tôi thấy cá chình là loài cá tương đối khó nuôi nhưng đã phát triển thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương”. Tại buổi hội thảo nghiệm thu mô hình, người người nuôi thủy sản đã rất quan tâm đến đối tượng nuôi mới này và đã cùng trao đổi nhiệt tình với cán bộ kỹ thuật . Đây là mô hình đầu tiên được ứng dụng tại thị xã La Gi, đối tượng cá chình còn khá xa lạ với người nuôi nên cần được tập huấn để hướng dẫn nuôi một cách an toàn và hiệu quả.

Cá chình là đối tượng cá nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, được coi là hàng quý hiếm và đắt tiền. Giá thương phẩm tại thời điểm hiện nay là 300.000đ/kg (trên1kg/con), cao nhất so với các loại đối tượng cá nước ngọt khác. Đặc biệt cá chình nuôi càng lâu thịt càng săn chắc, thơm ngon, cá chình càng lớn giá trị càng cao. Mô hình nuôi cá chình trong ao đất đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ được ứng dụng rộng rãi góp phần làm đa dạng hóa mặt hàng nuôi thủy sản nước ngọt tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Chế Biến Món Ăn Với Măng Tây Chế Biến Món Ăn Với Măng Tây

Theo y học hiện đại, măng tây có tác dụng chữa trị bệnh ung thư nhờ ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào này. Những năm đầu thế kỷ 20, một bác sĩ người Hoa Kỳ đã ứng dụng thành công việc đưa măng tây vào khẩu phần ăn cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư bàng quang

28/07/2011
9 Bí Quyết Sản Xuất Rau Màu 9 Bí Quyết Sản Xuất Rau Màu

Trong những năm gần đây một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa xen canh với một vụ rau màu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, đồng thời có tác dụng cải tạo đất và cách ly nguồn sâu bệnh hại, đặc biệt là dịch rầy nâu

31/07/2011
Câu Mực Tầng Đáy: Nghề Mới, Lợi Nhuận Lớn Câu Mực Tầng Đáy: Nghề Mới, Lợi Nhuận Lớn

So với nhiều nghề truyền thống trong khai thác đánh bắt thủy sản ở Cà Mau như lưới cào, lưới vây, đẩy te... thì câu mực tầng đáy là nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân và góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, giữ gìn môi trường biển.

06/04/2012
Trồng Rau Sạch Thủy Canh Trồng Rau Sạch Thủy Canh

Trồng rau sạch bằng phương pháp thuỷ canh, đã được du nhập vào nước ta từ mấy năm nay, nhưng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm hay ở quy mô hộ gia đình để phục vụ nhu cầu trong nhà. Nhưng nay có một trang trại mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu và sản xuất thành công mô hình rau sạch thuỷ canh để bán ra thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao

06/12/2011
Triển Khai Trồng Rừng Bằng Cây Keo Tai Tượng Triển Khai Trồng Rừng Bằng Cây Keo Tai Tượng

Năm 2011, từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông 2 huyện Yên Sơn và Hàm Yên triển khai thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh cây keo tai tượng với diện tích 85 ha tại 3 xã

02/08/2011