Cách nhận biết gà ăn hoá chất

Da gà ta có màu vàng nhạt (dưới), còn gà nhuộm hóa chất có màu vàng óng và đều (trên).
Vàng ô là hóa chất không nằm trong danh mục cho phép được sử dụng trong chăn nuôi gia súc gia cầm.
Khi người chăn nuôi sử dụng chất này sẽ khiến thịt gà, trứng gia cầm trông bắt mắt.
Tuy nhiên, nếu ăn vào sẽ tích tụ lâu dài trong người gây nguy hiểm tới sức khỏe, gây ung thư.
Gà bị chứa hóa chất cũng có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe người tiêu dùng.
Chính vì vậy, người mua cần phải cẩn trọng hơn trong việc mua gà. Và người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi thói quen của mình, nên là người tiêu dùng thông thái, lựa chọn những gì tốt cho sức khỏe.
Cách nhận biết đơn giản nhất là chú ý đến màu sắc, với các loại thịt gà làm sẵn, nên chọn những con có da vàng tự nhiên: màu trắng ngà hoặc màu vàng tươi, khi sờ vào gà không bị màu dính ra tay.
Da gà ta có màu vàng nhạt, chỉ vàng đậm ở một số chỗ như cánh, ức hay lưng, mỡ màu vàng.
Nếu da gà có màu vàng ươm, đồng đều toàn thân gà có màu vàng bắt mắt là loại gà chứa hóa chất.
Hoặc có thể nhận biết bằng cách nặn chanh hay một ít nước muối vào, nếu là màu hữu cơ, màu khoáng sẽ có sự thay đổi.
Ngoài ra, để chọn được gà tươi ngon, nên chọn những con gà nhìn thịt phải tươi, không có mùi kháng sinh hoặc mùi hôi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 15-8, tại TPHCM, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), Công ty TNHH De Heus và Công ty Fresh Studio Innovations Asia (DHFS - Safe Pork) ký biên bản hợp tác thiết lập chuỗi giá trị thịt heo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.

Giống cây trồng biến đổi gien trở thành vấn đề nhạy cảm, dù ở các nước hay Việt Nam cũng có hai loại ý kiến khác nhau. Bên ủng hộ xem đây là tiến bộ khoa học giúp gia tăng sản lượng cây trồng mà phương pháp truyền thống không đáp ứng được.

Bình Chánh, 1 trong 5 huyện ngoại thành TPHCM, có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 19%/năm.

Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa ký thỏa thuận với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ thực hiện 2 chương trình hợp tác kỹ thuật mới: Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái.

Ngày 22-7 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị đánh giá lại kết quả sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt.