Cách Ném Mạ Khi Gieo Mạ Ném

Khi cấy, gốc và rễ mạ bị dúi sâu 3-5 cm trong bùn đất do vậy cây lúa lâu hồi xanh, đẻ nhánh muộn và hay bị bệnh nghẹt rễ làm giảm năng suất, tăng chi phí phân bón, kéo dài thời gian sinh trưởng. Ném mạ trong phương pháp gieo mạ ném bằng khay nhựa khắc phục được những nhược điểm này.
Xin giới thiệu cách ném mạ đúng kỹ thuật, đồng đều.
Ruộng lúa sử dụng phương pháp mạ ném phải là ruộng đất cát pha, đất phù sa, đất thịt (thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng). Loại đất cát sau khi làm đất 5-10 phút đã bị lắng tạo lớp cát rắn trên bề mặt ruộng nên không áp dụng phương pháp mạ ném được.
Bón lót phân hữu cơ, phân vô cơ sâu, liều lượng theo qui trình kỹ thuật riêng cho từng giống lúa trước khi làm đất. Làm đất kỹ vùi phân, san phẳng bề mặt ruộng cấy, để lớp nước ngập 3-5 cm trên bề mặt ruộng. Ném loạt trước khoảng 70% số khay (17-20 khay/sào) trên toàn bộ diện tích ruộng. Ném vá bổ sung đợt sau 30% số khay (8-10 khay/sào) còn lại, chú ý những chỗ ném mạ mật độ thưa trong lúc ném đợt trước.
Cách ném cụ thể như sau, một tay (thường tay trái) cầm khay mạ, tay kia (tay phải) nhúm lấy đầu của 3-5 bầu, kéo rời gốc mạ ra khỏi khay đồng thời ném xoè tay lên cao 3-4 m với một góc 60-800 so với phương nằm ngang của mặt ruộng. Dưới tác dụng của trọng lực bầu mạ sẽ cắm xuống mặt ruộng với độ sâu 1-2 cm.
Tạo băng chăm sóc: Sau khi ném xong mạ, tiến hành chăng dây tạo băng chăm sóc, khoảng cách giữa hai băng 1,5-1,8m, nhổ những cây mạ nằm giữa băng ném sang bên cạnh tạo một băng rộng 30-35cm, tiện lợi cho việc đi lại bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật sau này. Ném mạ bằng cách này cây có thể bị nghiêng, ngả nhưng sẽ nhanh chóng đứng thẳng sau khi ném 3-5 ngày và đẻ nhánh sớm hơn cấy dúi 7-12 ngày.
Vụ xuân năm nay có rét đậm, rét hại kéo dài trên 1 tháng, cây mạ bị ốm yếu, rễ thâm đen hoặc vàng. Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệt độ trong ngày thấp nhất > 150C, cần bỏ nilon che mạ đồng thời phun một trong các loại phân bón lá kích thích ra rễ, đẻ nhánh, tăng khả năng chịu rét như: Chất tăng trưởng vườn sinh thái; K-Humate; A-H502/503; K-H701/702; N-H601/602. Sau 5-7 ngày, nhổ thăm thấy gốc mạ nhú rễ mới màu trắng mới được đem cấy hoặc ném.
Có thể bạn quan tâm
So với nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, huyện Lai Vung có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển vùng chuyên canh cây có múi. Ngoài thương hiệu quýt hồng nổi tiếng, Lai Vung còn sở hữu một diện tích “đáng nể” các loại trái cây đặc sản như: quýt đường và cam soàn.

Nói rằng trồng dâu tây chỉ cần 5 tuần là thu hoạch lứa đầu tiên quả là không mấy người tin. Nhưng đó đang và sẽ là sự thật của 4 chậu dâu tây duy nhất hiện nay đang có trong vườn của Công ty Sinh học sạch Biofresh (nằm trong khu vực khu du lịch hồ Than Thở, Đà Lạt) và chuyện ấy cứ như là chuyện Phù Đổng vậy!

Anh Ngô Văn Sáu, xã Ngũ Hiệp (Cai Lậy, Tiền Giang) cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học hỏi. Anh đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng sầu riêng Ri6 mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

14 tấn dưa hấu vừa được một nhóm tình nguyện viên chuyển ra Hà Nội để tiêu thụ nhằm ủng hộ, giúp đỡ bà con nông dân vùng lũ Quảng Nam vào tối 6/4. Bắc – Trung hợp sức

Vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn.