Cách mạng dồn điền đổi thửa thành công ngoài mong đợi

Chỉ mới cách đây một thời gian, có vị lãnh đạo trước hội nghị còn xoa tay, trịnh trọng thông báo rằng: “Chúng tôi đã thực hiện xong dồn điển đổi thửa (DĐĐT) vậy là chỉ còn lại 18 tiêu chí nông thôn mới nữa mà thôi”.
Hội trường nhiều người bấm bụng cười, thế mà giờ đây DĐĐT trở thành thành cuộc cách mạng lan rộng khắp Hà Nội…
Có thể khẳng định rằng kể từ khi bắt tay vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, chưa bao giờ nông nghiệp, nông thôn, nông dân lại được quan tâm sâu sắc như thời điểm này. Bởi thế bỏ qua là cơ hội sẽ tuột khỏi tầm tay như nước trôi qua cầu không bao giờ quay lại nữa.
Hà Nội xác định như thế, nhất là với việc DĐĐT.
Bức xúc từ những mảnh ruộng chiếu manh, những thửa đất nhỏ đến nỗi con trâu chỉ xoay mình cái là đã hết, cày xong vẫn còn chừa lại bốn góc chờ sức người cuốc tiếp, trong 5 năm qua, Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội được triển khai rộng trong tất cả các cấp bộ Đảng, chính quyền và nhân dân.
DĐĐT được coi là một “cuộc cách mạng” về ruộng đất, tạo nền móng quan trọng cho việc tổ chức lại SX, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng nhằm nâng cao giá trị đất canh tác.
Kết quả đã thực hiện DĐĐT được 76.551,18/76.365,07 ha, bằng 100,19% kế hoạch với một số lá cờ tiên phong vượt kế hoạch UBND thành phố giao là Ba Vì, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Sơn Tây…
Một số huyện tuy đã thực hiện vượt, hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành kế hoạch DĐĐT nhưng ở một số thôn vẫn còn vướng mắc, khiếu kiện vượt cấp, người dân chưa nhận ruộng, thậm chí một số ít địa phương bỏ ruộng hoang không SX một số vụ như Gia Lâm, Thanh Oai, Ba Vì, Quốc Oai và Thường Tín.
Sau DĐĐT, toàn thành phố có diện tích dôi dư là 1.773,78 ha.
Toàn bộ diện tích đã DĐĐT được quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ SX.
Toàn thành phố đã hoàn thành đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng gần 42 triệu m3.
Các địa phương đã và đang triển khai thực hiện quy hoạch vùng SX, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển SX tập trung trên quy mô lớn theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng… để nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Để giúp các địa phương làm tốt việc chỉ đạo, hướng dẫn nông dân đẩy mạnh SX sau DĐĐT, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ hạ tầng, giống, thuốc bảo vệ thực vật…
Vì vậy, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của các địa phương đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NN-PTNT, đến hết năm 2014, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của các huyện, thị xã đạt 62.032 ha.
Trong đó, lớn nhất là diện tích chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao với hơn 32.100 ha; rau an toàn hơn 4.200 ha, cây ăn quả hơn 6.700 ha, nuôi trồng thủy sản 9.000 ha; 1.833 ha trồng hoa cây cảnh; 3.462 ha chăn nuôi xa khu dân cư.
Riêng các mô hình hoa cây cảnh đang cho giá trị rất cao đạt từ 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha canh tác, cá biệt có nơi đạt từ 2,5 - 3 tỷ đồng/ha canh tác.
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.291 trang trại.
Tuy nhiên cách mạng DĐĐT mới chỉ là nền tảng để có thể xây dựng lên một đời sống ấm no cho bà con nông dân. Theo ông Chu Phú Mỹ, GĐ Sở NN-PTNT Hà Nội thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa vững chắc, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chưa có nhiều vùng SX nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn.
Công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào SX hiệu quả chưa cao, việc thực hiện chính sách cơ giới hóa còn hạn chế...
Có thể bạn quan tâm

Tuýp hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc giá 2.000 đồng đem hòa với 2 lít nước rồi phun trực tiếp vào buồng chuối. Chỉ sau một đêm, chuối chín đều, vàng ruộm như chín cây...

Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...

Sau một thời gian tạm lắng, những ngày gần đây dịch lở mồm long móng đã tái bùng phát trên đàn gia súc ở thôn Vân Quật, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến chiều tối nay 10.8 tại địa phương này đã có 16 con bò của 15 hộ dân bị mắc bệnh với các triệu chứng như sốt cao, bỏ ăn, sùi nước bọt, nổi mụn nước.

Trồng khảo nghiệm 10 năm trước, đến nay cây đậu tương đã được trồng đại trà trên đất dốc ở Tủa Chùa, mở ra hướng đi mới cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng cao.

Theo quy hoạch của Chính phủ thì Lào Cai được xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu sắn có quy mô khoảng 6.000 đến 6.500 ha, dù chưa có quy hoạch sản xuất của tỉnh nhưng năm 2010 trên địa bàn có đến 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước.