Cách mạng dồn điền đổi thửa những hòn đá tảng ở phía trước

Tóm lược lại bà con đang lúng túng trước 5 nhóm vấn đề.
Nhóm 1: Về quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch vùng SX:
Những kiến nghị liên quan đến các quy hoạch phân khu chồng lấp; việc quy hoạch nông thôn mới, đặc biệt là quy hoạch SX nông nghiệp, quy hoạch vùng chuyển đổi của các xã vùng bãi; việc chậm công bố quy hoạch đê điều gây ảnh hưởng đến quy hoạch nông thôn mới của các địa phương, trong đó có quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Nhóm 2: Về đất đai và môi trường: Một trong những rào cản khiến nhiều địa phương còn dè dặt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là quy định tại Nghị định 42/CP của Chính phủ về bảo vệ đất trồng lúa.
Mặc dù ngày 13/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 35/2015/NĐ-CP mở hướng cho các địa phương chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nên nhiều địa phương chưa dám triển khai mạnh dù nhu cầu chuyển đổi của người dân rất cao.
Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính chính của người sử dụng đất quy định tại Điều 57 Luật Đất đai năm 2013...; quy định về thời gian ký hợp đồng cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê đất để SX nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thuộc quỹ đất công ích, đất bãi bồi ven sông, đất chưa sử dụng của xã, phường, thị trấn…
Nhóm 3: Về cơ chế chính sách hỗ trợ là các kiến nghị liên quan tới các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của UBND TP Hà Nội;
Nghị quyết 25/2013/HĐND của HĐND TP về chính sách khuyến khích phát triển vùng SX nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020;
Nghị quyết số 03 ngày 8/7/2015 về một số chính sách thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà nội giai đoạn 2016 – 2020:
Kiến nghị trong hỗ trợ đào đắp giao thông, kiên cố hóa giao thông, thủy lợi nội đồng và thôn xóm; hỗ trợ cơ giới hóa, cơ sở giết mổ; điều kiện, mức hỗ trợ đối với một số loại giống cây trồng, vật nuôi trong Nghị quyết 25 của HĐND TP; thời gian phân bổ vốn hỗ trợ...; chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Nhóm 4: Về tổ chức SX, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
Những kiến nghị liên quan đến việc chậm ban hành quy trình, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sau dồn điền đổi thửa; các tiêu chí cụ thể về SX nông nghiệp công nghệ cao ứng với trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...; việc xây dựng chuỗi liên kết (từ SX đến bàn ăn); vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp...; việc kiện toàn các HTX nông nghiệp cung cấp dịch vụ nông nghiệp phục vụ SX...
Nhóm 5: Về huy động nguồn lực, vay vốn ngân hàng.
Đề nghị TP bố trí kinh phí thực hiện đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng còn thiếu cho các địa phương đã hoàn thành dồn điền đổi thửa và tiếp tục bố trí kinh phí cho việc cứng hóa hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng để phục vụ SX;
Đề nghị TP bố trí vốn kịp thời cho các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp đảm bảo tính thời vụ; cải tiến các quy định về hỗ trợ mua máy móc phục vụ cơ giới hóa đồng ruộng bằng hỗ trợ trực tiếp không qua vay vốn ngân hàng...; những kiến nghị liên quan đến thủ tục vay vốn ngân hàng; việc đầu tư hạ tầng khu chuyển đổi, đặc biệt là điện cho SX.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp nhà vườn ở khu vực ĐBSCL kịp thời phòng, chống dịch hại trên cây ăn trái, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) vừa phối hợp Sở NNPTNT Tiền Giang tổ chức hội nghị chuyên đề “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL”.

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Úc, trong tháng 8.2015, Việt Nam có 1 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Bạn đọc Nguyễn Văn Tài (Nghệ An) hỏi: Đề nghị cho biết Nhà nước có chính sách hỗ trợ thế nào đối với dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ?

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 267 của tỉnh phê duyệt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Điện Biên đã giảm khá nhanh, còn 31% (năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 50%, cao nhất nước).

Hiện nay, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Đăk Nông đang đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương về những hệ lụy của tình trạng trồng cây tự phát này. Họ chặt phá hàng nghìn ha cây trồng khác như cao su, điều, cà phê...