Cách Loại Bỏ Tôm Bột Yếu

Số tôm chết sau khi thả nuôi có thể là cao nếu như đàn tôm giống thả có chất lượng kém. Con giống chất lượng tốt thường không đủ nên người nuôi thường thả nhiều tôm hơn lượng cần thả để trừ hao.
Loại bỏ tôm giống kém chất lượng và chỉ thả những tôm khỏe sẽ giúp cho quá trình quản lý ao và cho ăn tiện hơn và năng suất nuôi tốt hơn.
Quá trình này có thể được thực hiện ở trại giống hay ở ao nuôi:
Cách làm: Ngâm tôm vừa mới phục hồi sau quá trình vận chuyển vào dung dịch từ 100 đến 200ppm formalin trong 1 giờ (100 đến 200 cc formalin trong 1.000 lít nước ao) với mật độ tôm là 500con/l. Bể ngâm tôm phải được sục khí vì formalin sẽ làm giảm oxy trong nước và mật độ tôm trong bể lúc này cao. Sau khi ngâm thì xoáy tròn nước trong bể và chọn những tôm khỏe khác thả nuôi. Tôm chết và tôm yếu sẽ tập trung vào giữa và bị loại ra ngoài, trong khi tôm khỏe vẫn bơi lội.
Nếu muốn tắm cho tôm bằng formalin ở trại giống thì phải thực hiện trước khi vận chuyển ít nhất là một ngày. Cũng phải loại tôm yếu và tôm chết vì chúng có thể là nguồn lây bệnh cho tôm khỏe. Nếu tắm cho tôm bằng formalin tại ao nuôi thì phải đợi tôm phục hồi sau khi vận chuyển.
Mật độ tôm ngâm trong formalin cũng phải dựa trên mật độ tôm định thả vào ao nuôi. Tỷ lệ sống thông thường của đàn tôm giống chất lượng tốt sau khi tắm bằng formalin (200 ppm trong 1 giờ) phải cao hơn 90%. Nếu tỷ lệ sống sau khi tắm formalin thấp thì có thể thả thêm tôm giống trong vòng 2 tuần sau lần thả trước để tránh trường hợp tôm không cùng kích cỡ lúc thu hoạch.
Tắm formalin có ưu điểm là giúp chọn tôm giống khỏe nhất nuôi nhưng giá thành con giống sẽ tăng cao do một số tôm bị loại. Có nhiều bằng chứng cho thấy cách làm này cũng giúp loại được những tôm mang mầm bệnh và giúp giảm bớt rủi do do dịch bệnh trong ao nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Dự án hỗ trợ nhân dân trồng 1 ha cỏ voi tại xã Minh Tâm; triển khai mô hình trồng cỏ voi VA06 tại 2 xã: Thành Công, Ca Thành, thu hút 31 hộ tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật ủ chua thức ăn gia súc cho 65 học viên; hỗ trợ 864 túi ni lon ủ chua thức ăn và 17 máy thái cỏ cho 5 xã thuộc vùng dự án; hỗ trợ 8 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng để di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…

Toàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 39,81 ha, trong đó, 14,76 ha rừng tự nhiên; 25,05 ha rừng trồng tại các huyện: Bảo Lâm 5 ha; Hòa An 7,7 ha; Hà Quảng 3,06 ha; Nguyên Bình 6,09 ha; Trùng Khánh; 3,89 ha; Trà Lĩnh 3 ha; Thông Nông 3,61 ha. Nguyên nhân gây ra cháy rừng do thời thiết nắng nóng cục bộ làm lớp thực bì chết khô dẫn đến nguồn vật liệu cháy cao; người dân chưa kiểm soát được nguồn lửa trong trình sản xuất, canh tác ở khu ven rừng.

Trong đó, tiêm 7.506 liều vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho trâu, bò; 5.380 liều vắc xin dịch tả lợn và 25.000 liều vắc xin Niucatson gà. Phun thuốc khử trùng tiêu độc phòng chống cúm H5N1 và H7N9 được 313.200 m2 tại 113 xóm.

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm, với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống. Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm được khoảng 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống…