Cách Loại Bỏ Tôm Bột Yếu

Số tôm chết sau khi thả nuôi có thể là cao nếu như đàn tôm giống thả có chất lượng kém. Con giống chất lượng tốt thường không đủ nên người nuôi thường thả nhiều tôm hơn lượng cần thả để trừ hao.
Loại bỏ tôm giống kém chất lượng và chỉ thả những tôm khỏe sẽ giúp cho quá trình quản lý ao và cho ăn tiện hơn và năng suất nuôi tốt hơn.
Quá trình này có thể được thực hiện ở trại giống hay ở ao nuôi:
Cách làm: Ngâm tôm vừa mới phục hồi sau quá trình vận chuyển vào dung dịch từ 100 đến 200ppm formalin trong 1 giờ (100 đến 200 cc formalin trong 1.000 lít nước ao) với mật độ tôm là 500con/l. Bể ngâm tôm phải được sục khí vì formalin sẽ làm giảm oxy trong nước và mật độ tôm trong bể lúc này cao. Sau khi ngâm thì xoáy tròn nước trong bể và chọn những tôm khỏe khác thả nuôi. Tôm chết và tôm yếu sẽ tập trung vào giữa và bị loại ra ngoài, trong khi tôm khỏe vẫn bơi lội.
Nếu muốn tắm cho tôm bằng formalin ở trại giống thì phải thực hiện trước khi vận chuyển ít nhất là một ngày. Cũng phải loại tôm yếu và tôm chết vì chúng có thể là nguồn lây bệnh cho tôm khỏe. Nếu tắm cho tôm bằng formalin tại ao nuôi thì phải đợi tôm phục hồi sau khi vận chuyển.
Mật độ tôm ngâm trong formalin cũng phải dựa trên mật độ tôm định thả vào ao nuôi. Tỷ lệ sống thông thường của đàn tôm giống chất lượng tốt sau khi tắm bằng formalin (200 ppm trong 1 giờ) phải cao hơn 90%. Nếu tỷ lệ sống sau khi tắm formalin thấp thì có thể thả thêm tôm giống trong vòng 2 tuần sau lần thả trước để tránh trường hợp tôm không cùng kích cỡ lúc thu hoạch.
Tắm formalin có ưu điểm là giúp chọn tôm giống khỏe nhất nuôi nhưng giá thành con giống sẽ tăng cao do một số tôm bị loại. Có nhiều bằng chứng cho thấy cách làm này cũng giúp loại được những tôm mang mầm bệnh và giúp giảm bớt rủi do do dịch bệnh trong ao nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Những hào hứng khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đàm phán thành công mới đây hiển hiện ở khắp mặt báo, phương tiện truyền thông.

Sự việc một số thương lái nhập khẩu tôm hùm giá rẻ về Việt Nam, sau đó tái xuất sang Trung Quốc đang đe dọa hàng loạt vùng nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung bộ.

Ông Đoàn Trọng Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, cho biết hiện các doanh nghiệp đang tồn kho gần 2.000 tấn trà Ô long, do xuất khẩu sang lãnh thổ Đài Loan gặp khó khăn.

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

Hôm (12.10), Hội nghị toàn quốc phòng, chống phân bón giả được tổ chức tại Hà Nội. Trước đó, thông tin được đưa ra tại một diễn đàn phòng, chống sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng diễn ra tại Thanh Hóa hôm 9.10 đã khiến không ít đại biểu giật mình.