Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu

Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).
Phân đạm dạng hỗn hợp thường được sử dụng phổ biến dưới dạng phân tổng hợp NPK. Phân tổng hợp NPK loại nhiều lân như NPK (5:10:3) thường được bón lót với lượng 15-25 kg/sào Bắc bộ. Phân NPK loại nhiều đạm ví dụ NPK (12:5:10) dùng để bón thúc đẻ với lượng 7-10 kg/sào. Phân tổng hợp NPK có nhiều ưu điểm, do mỗi thành phần dinh dưỡng được bao bọc bởi một lớp phụ gia đặc biệt nên quá trình hoà tan chậm, dinh dưỡng trong phân được giải phóng dần nên hiệu quả sử dụng phân cao (70-80%), thời gian sử dụng phân dài (35-40 ngày sau bón), lúa ít bị chết rét.
Tránh bón phân ure, phân NPK cho lúa muộn, bón nhiều lần làm thời gian lúa đẻ kéo dài, nhiều dảnh vô hiệu.
Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu cho lúa bằng cách điều tiết nước: Giữ mực nước ngập từ khi cấy đến sau cấy 30-35 ngày (sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 10-15 ngày) từ 3-5 cm để phòng lúa bị chết rét, và kích thích lúa đẻ nhánh sớm. Từ 30-35 ngày sau cấy, nếu đếm trung bình 10 khóm giữa ruộng đạt 5-6 dảnh/khóm với lúa cấy mật độ 45-50 khóm/m2 và 7-8 dảnh/khóm với lúa cấy thưa 30-35 khóm/m2 thì tiến hành tháo cạn nước để khô nứt chân chim trong 10-12 ngày có tác dụng hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, oxy hoá các chất độc trong đất, kích thích rễ lúa ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng nuôi cây.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng, cho biết kinh tế vườn đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của xã nông thôn mới Bạch Đằng. Nhờ bưởi Bạch Đằng được công nhận sản phẩm thương hiệu tập thể nên có đầu ra ổn định. Hiện bưởi Bạch Đằng không đủ cung ứng theo đơn đặt hàng của các đối tác.

Kinh tế xanh được xem là một trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống lâu dài. Đây là mục tiêu hướng tới trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của đất nước, kể cả vùng trọng điểm nông nghiệp của quốc gia như ĐBSCL.

Về nhiệm vụ triển khai niên vụ cà phê 2014 – 2015, UBND tỉnh vẫn giữ quan điểm không tăng diện tích cà phê ngoài quy hoạch, tập trung thâm canh, tái canh nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Trong niên vụ tới, diện tích cà phê toàn tỉnh dự kiến đạt 203.000 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 191.000 ha, năng suất bình quân 2,4 tấn/ha, tổng sản lượng cà phê nhân khô dự kiến đạt 450.000 tấn.

Nhằm nâng cao chất lượng đàn lợn đực giống, từng bước cải thiện chất lượng đàn lợn của tỉnh, phòng chống, hạn chế dịch bệnh tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi lợn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thì một trong những giải pháp mang tính chiến lược và quyết định là vấn đề quản lý lợn đực giống.

Vừa qua, chúng tôi được cán bộ Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Mường Ảng đưa đi tham quan mô hình nuôi giun quế của ông Quàng Văn Tây, bản Bua 2, xã Ẳng Tở. Đây là một trong những mô hình được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện đầu tư giống giun quế ban đầu.