Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu

Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất lớn, tuy nhiên số nhánh hữu hiệu (nhánh cho bông), chỉ đạt tỷ lệ 20-30%. Những nhánh vô hiệu (nhánh không trổ bông) với số lượng lớn sử dụng nhiều dinh dưỡng làm tăng chi phí phân bón, tăng diện tích lá, tăng độ ẩm không khí trong ruộng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại cho mùa màng.
Xin giới thiệu cách hạn chế đẻ nhánh vô hiệu cho lúa xuân.
Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh.
Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).
Phân đạm dạng hỗn hợp thường được sử dụng phổ biến dưới dạng phân tổng hợp NPK. Phân tổng hợp NPK loại nhiều lân như NPK (5:10:3) thường được bón lót với lượng 15-25 kg/sào Bắc bộ. Phân NPK loại nhiều đạm ví dụ NPK (12:5:10) dùng để bón thúc đẻ với lượng 7-10 kg/sào.
Phân tổng hợp NPK có nhiều ưu điểm, do mỗi thành phần dinh dưỡng được bao bọc bởi một lớp phụ gia đặc biệt nên quá trình hoà tan chậm, dinh dưỡng trong phân được giải phóng dần nên hiệu quả sử dụng phân cao (70-80%), thời gian sử dụng phân dài (35-40 ngày sau bón), lúa ít bị chết rét.
Tránh bón phân ure, phân NPK cho lúa muộn, bón nhiều lần làm thời gian lúa đẻ kéo dài, nhiều dảnh vô hiệu.
Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu cho lúa bằng cách điều tiết nước: Giữ mực nước ngập từ khi cấy đến sau cấy 30-35 ngày (sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 10-15 ngày) từ 3-5 cm để phòng lúa bị chết rét, và kích thích lúa đẻ nhánh sớm. Từ 30-35 ngày sau cấy, nếu đếm trung bình 10 khóm giữa ruộng đạt 5-6 dảnh/khóm với lúa cấy mật độ 45-50 khóm/m2 và 7-8 dảnh/khóm với lúa cấy thưa 30-35 khóm/m2 thì tiến hành tháo cạn nước để khô nứt chân chim trong 10-12 ngày có tác dụng hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, oxy hoá các chất độc trong đất, kích thích rễ lúa ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng nuôi cây.
Có thể bạn quan tâm

Biện pháp sản xuất phân bón từ rơm rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh của Viện Công nghệ sinh học đang là một giải pháp thiết thực, hữu ích, hiệu quả kinh tế cao.

Sau thời gian bị bỏ quên, trước tình trạng tôm nuôi chết kéo dài, giá cả sụt giảm, nhiều nhà nông quyết tâm gieo cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm. Gieo cấy lúa vụ này vốn đầu tư thấp: không tốn tiền cày bừa, ít tốn tiền mua phân bón và thuốc trừ sâu.

Ốc bươu vàng từ nhiều năm qua đã trở thành mối hiểm họa của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Tại Lâm Đồng, cơ quan chức năng và bà con nông dân đã tìm nhiều cách để tận trừ hiểm họa này nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa như mong đợi. Nhiều giải pháp diệt trừ ố bươu vàng đã được đưa ra áp dụng và rút kinh nghiệm.

Từ 20/01 đến 10/2 là thời vụ gieo mạ xuân muộn tốt nhất đối với các tỉnh vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc. Theo dự báo của cơ quan khí tượng Trung ương trong thời gian này toàn bộ miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tăng cường gây rét đậm, rét hại trên diện rộng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của trà mạ xuân.

Như chúng ta đã biết trong các sản phẩm 2,4 D dùng làm thuốc trừ cỏ (thường là muối 2,4 D natri hoặc 2,4 D dimethyl amin) có chứa một lượng chất chlorophenol không được tổng hợp hết gọi là phenol tự do.