Cách Dùng Phân Bón NPK Văn Điển Cho Cây Lúa Tại Quảng Nam

Lúa đã bón đủ liều lượng NPK Văn Điển theo hướng dẫn thì không phải bón thêm đạm và các loại phân khác.
Phân NPK 10.12.5 chuyên dùng bón lót cho lúa ngoài chất dinh dưỡng đa lượng như N=10%; P2O5=12%; K2O=5%, còn có chất trung lượng S= 3%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... với tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 69%. Phân NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc cho lúa ngoài chất dinh dưỡng đa lượng N=16%; P2O5=5%; K2O=17%, còn có chất trung lượng S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co.. với tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%
Vụ lúa đông xuân 2011-2012 tại 7 HTX nông nghiệp với diện tích trên 60ha lúa tại Quảng Nam gồm: Điện Minh 1, Điện Minh 2 (huyện Điện Bàn); HTX Duy Thành, Duy Phước, Duy Hoà 2 (huyện Duy Xuyên); HTX An Phú, Phú Đông (huyện Núi Thành) được bón phân NPK Văn Điển nhận xét:
Cây lúa khoẻ, phát triển cân đối, đẻ nhánh gọn, đẻ tập trung, thân, lá cứng, bộ rễ phát triển mạnh ăn sâu, màu sắc lá xanh sáng, phiến lá dày, lá đòng vàng như lá gừng khi thu hoạch, ít sâu bệnh, trỗ bông đều, hạt mẩy, ít lép, vỏ hạt sáng, năng suất cao, giảm công bón phân, giảm thuốc trừ sâu tăng thu nhập cho người trồng lúa hơn hẳn các loại phân bón thông thường khác.
Sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển huyên dùng cho cây lúa của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển theo đúng chỉ dẫn là chìa khoá để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo, là thực hiện có hiệu quả mục tiêu 3 giảm, 3 tang.
Có thể bạn quan tâm

Giống lúa DT80 được chọn tạo bằng phương pháp gây đột biến dòng lúa thuần TL6.2 mang QLT/gen chịu mặn Saltol (chọn lọc từ tổ hợp lai LT6/FL478)

Giống lúa DT88 được chọn tạo từ tổ hợp lai Hoa sữa/IRBB, sử dụng phương pháp chọn cá thể kết hợp CTPT, được sản xuất thử nghiệm theo quyết định số 64/QĐ-TT-CLT

Giống lúa thuần OM 4900 đã được lai tạo chọn lọc bởi các cán bộ khoa học tại Bộ môn di truyền chọn giống thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (VLĐBSCL)

Trong điều kiện thời tiết vụ mùa nắng nóng thuận lợi cho rầy lưng trắng - môi giới truyền bệnh phát sinh, do vậy, nguy cơ gây hại của bệnh LSĐ ở vụ mùa rất cao

Để giúp cho bà con nông dân chủ động phòng trừ đối tượng bệnh hại trên, xin giới thiệu đến bà con nông dân một số kinh nghiệm phòng trừ bệnh tuyến trùng gây hại