Cách Dùng Phân Bón NPK Văn Điển Cho Cây Lúa Tại Quảng Nam

Lúa đã bón đủ liều lượng NPK Văn Điển theo hướng dẫn thì không phải bón thêm đạm và các loại phân khác.
Phân NPK 10.12.5 chuyên dùng bón lót cho lúa ngoài chất dinh dưỡng đa lượng như N=10%; P2O5=12%; K2O=5%, còn có chất trung lượng S= 3%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... với tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 69%. Phân NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc cho lúa ngoài chất dinh dưỡng đa lượng N=16%; P2O5=5%; K2O=17%, còn có chất trung lượng S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co.. với tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%
Vụ lúa đông xuân 2011-2012 tại 7 HTX nông nghiệp với diện tích trên 60ha lúa tại Quảng Nam gồm: Điện Minh 1, Điện Minh 2 (huyện Điện Bàn); HTX Duy Thành, Duy Phước, Duy Hoà 2 (huyện Duy Xuyên); HTX An Phú, Phú Đông (huyện Núi Thành) được bón phân NPK Văn Điển nhận xét:
Cây lúa khoẻ, phát triển cân đối, đẻ nhánh gọn, đẻ tập trung, thân, lá cứng, bộ rễ phát triển mạnh ăn sâu, màu sắc lá xanh sáng, phiến lá dày, lá đòng vàng như lá gừng khi thu hoạch, ít sâu bệnh, trỗ bông đều, hạt mẩy, ít lép, vỏ hạt sáng, năng suất cao, giảm công bón phân, giảm thuốc trừ sâu tăng thu nhập cho người trồng lúa hơn hẳn các loại phân bón thông thường khác.
Sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển huyên dùng cho cây lúa của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển theo đúng chỉ dẫn là chìa khoá để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo, là thực hiện có hiệu quả mục tiêu 3 giảm, 3 tang.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu đang phổ biến và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của Thạc sỹ Trần Văn Na (Phó Chi cục BVTV) cho các địa phương trồng lúa Đông Xuân năm 2011). Đây là kỹ thuật tưới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng đất, đặc biệt rất có hiệu quả đối với đất bị nhiễm phèn nhẹ của 2 huyện Phước Long và Hồng Dân - vùng trồng lúa Đông Xuân nhiều nhất tỉnh với hơn 25.000 ha.

Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển

Cây lúa không phải là cây rau. Rau thì cần xanh liên tục tức cần nhiều đạm để cho năng suất cao, trái lại cây lúa phần cần thu hoạch chính là hạt (chứ không phải là rơm), nếu không điều chỉnh bón phân cân đối, hợp lý nhất là bón thừa đạm vào cuối vụ

Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên

Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm, mới đẻ có màu tro sau có màu nâu vàng, bề mặt có vân, khi sắp nở có màu đen tím. Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu lớn hơn thân. Khi sâu nở ra ăn vỏ trứng rồi bò ra đầu, mép lá nhả tơ dệt thành bao nấp ở đó. Sâu tuổi lớn hơn tiếp tục dệt các lá kế cận thành một bao lớn nằm ở trong gặm lá