Cách diệt trừ bọ xít gây hại trên cây vải, nhãn

Bọ xít dùng vòi trích vào nụ, hoa, quả non hút dịch cây gây rụng nụ, hoa, quả non dẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng quả. Nhằm giúp bà con diệt trừ bọ xít hiệu quả, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội khuyến cáo bà con cần thực hiện một số biện pháp diệt trừ như sau:
Đối với bọ xít trưởng thành qua Đông (trong tháng 12, tháng 1), bà con tiến hành diệt trừ bằng cách rung cây để bọ xít rơi xuống đất và tiêu diệt. Khi vào đầu Xuân, thời tiết ấm áp, bọ xít trưởng thành thường đẻ trứng vào thời kỳ trước khi hoa nở.
Lúc này, bà con cần ngắt, đốt các lá có ổ trứng và bắt bọ xít trưởng thành. Bên cạnh đó, bà con cần thường xuyên theo dõi vườn cây, khi thấy bọ xít non nở rộ với mật độ cao: Trung bình 1 – 2 con/cành cần tiến hành dùng thuốc hóa học để phun trừ. Đặc biệt chú ý, khi thấy bọ xít non to bằng hạt đậu hay khuya áo, lưng màu nâu cần tiêu diệt ngay.
Bà con nên dùng một trong những loại thuốc hóa học sau: Actara 25EC, Sutin 5EC, Oshin 20WP, Cruiser plus 312,5PS. Liều lượng: 1,5 gói/8 – 10 lít nước/100m2 tán cây. Khi bọ xít trưởng thành, sức kháng thuốc cao cần sử dụng một số loại thuốc tiếp xúc mạnh như: Sokupi 0,36AS, Aremec 36EC, Karate 2,5EC... cộng thêm chất bám dính, phun vào chiều tối hoặc buổi sáng khi nhiệt độ ngoài trời còn mát, lúc mới khô sương.
Lưu ý biện pháp dùng thuốc chỉ có hiệu quả cao khi phun thuốc vào lúc bọ xít ở tuổi 1 – 3, vì tuổi này chúng chưa có cánh nên không thể phát tán rộng hoặc bay khi bị phun thuốc.
Có thể bạn quan tâm

Đây là số tiền mua bò được trích từ nguồn quyên góp ủng hộ của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Nghệ An để giúp đỡ các xã nghèo biên giới phát triển kinh tế.

Tại huyện Châu Thành (An Giang), giá bán bắp cải tại ruộng chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg. Nhiều người không bán được đã đem đổ xuống sông hoặc cho bò ăn.

Mỗi khi mùa thu hoạch lúa đến, các cánh đồng phủ một màu vàng ươm thì người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “một nắng, hai sương” của người nông dân. Ít ai biết đóng góp cho thành quả ấy là công của những người phun thuốc thuê. Họ đã phải đổi sức khỏe để lấy thu nhập.

Liên tục mấy năm qua, nông dân nuôi cá tra và tôm sú ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và giá cả bấp bênh khiến người nuôi thua lỗ, treo ao. Nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, hai mặt hàng thủy sản chủ lực này luôn hút hàng, giá tăng mạnh, nguồn cung không đủ.

Hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang bước vào cuối vụ thu hoạch mía xương gà, nên giá mía giảm mạnh so với thời điểm cách đây 2 tháng.