Cách Chọn Tôm Sú Giống Tốt

Chuyên trang đồng bằng sông Cửu Long có nhận được thư của ông Trần Văn Phú (xã Vĩnh Tiến – Vĩnh Châu – Sóc Trăng), ông Trần Mạnh Giỏi (xã An Minh Bắc - huyện An Minh - Kiên Giang), ông Lê Hoài Vọng (Thạnh Phú - Bến Tre), chị Trần Thị Diệu (thị trấn Mỹ Long - Cầu Ngang – Trà Vinh). Bà con hỏi: Làm thế nào để biết con tôm sú giống tốt? Xin trả lời:
Với những “đại gia” nuôi tôm công nghiệp (như Công ty SEACO Sóc Trăng của anh em ông Lưu Thống Nhứt với cả ngàn hécta mặt nước) thì họ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc cho việc chọn lựa tôm sú giống, từ lấy vài chục mẫu ở các cơ sở nổi tiếng, gởi cơ quan chuyên môn kiểm định nghiêm ngặt đến đặt hàng, tổ chức vận chuyển về điểm nuôi v.v… Riêng bà con nuôi qui mô nhỏ (dù mô hình công nghiệp hay quảng canh, tôm-lúa…) ít điều kiện hơn có thể làm theo cách sau để tìm mua tôm sú giống đáng tin cậy hầu giảm rủi ro.
1- Tuyệt đối không mua tôm giống trôi nổi của những người không có giấy phép hành nghề cung cấp tôm sú giống. Không mua tôm sú giống của những điểm cung cấp có giấy phép nhưng “lô hàng” đang chào bán lại không chứng minh được đã qua sự kiểm dịch và đồng ý cho phân phối của cơ quan chuyên môn.
2- Quan sát thấy tôm sú giống tỏ ra linh hoạt, khỏe mạnh, phân bổ đều trong bể nuôi, hình dáng thon dài, ruột đầy thức ăn (khả năng bắt mồi tốt), tỉ lệ tòe đầu nhỏ hơn 10%. 3- Kiểm tra khả năng thích nghi trong môi trường thay đổi nồng độ mặn bằng cách thả một ít tôm giống vào nước đã giảm một nửa độ mặn thông thường. Sau 1-2 giờ nếu thấy số tôm giống bị “sốc” chết chỉ chiếm từ 0 – 10% (tốt), 11-35% (khá), trên 35% là tôm giống không tốt.
Đối với tôm giống kém chất lượng, nhiều nơi thương lái đưa ra “chiêu”: cho nợ 50% tới khi thu hoạch mới thanh toán dứt điểm. Xin bà con đừng ham rẻ vì công sức, tiền của bỏ ra lớn nhưng kết quả rất có thể là trắng tay, hoặc chỉ vừa đủ trả 50% tiền nợ còn lại! Tôm chết rồi, thương lái có nhiều lý do đổ thừa mà cách dễ nhất là đổ thừa cho… ông Trời: “Thời tiết không thuận lợi”.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là 70-80 ngày tuổi. Phân trắng xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi

Tập trung nuôi tôm trong vụ chính,bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.Vụ phụ mùa mưa hạn chế tối đa việc thả nuôi hoặc chuỵển sang nuôi các lòai thủy sản khác như cá rô phi,cá điêu hồng

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm

Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ

Vụ nuôi tôm đầu tiên của năm nay, gần như 100% tôm đã thả nuôi của xã Vinh Xuân đều bị chết, với tổng diện tích hơn 100 ha tôm mất trắng. Nguyên nhân là do dịch bệnh lây lan nhanh qua nguồn nước, nên tất cả các hộ đều thiệt hại