Cách cho tôm càng xanh ăn

Đặc điểm dinh dưỡng của tôm càng xanh có những điểm khác các loài thủy sản khác.
Khi còn ở giai đoạn ấu trùng, tôm càng xanh ăn các loại phiêu sinh động thực vật và các chất lơ lửng.
Trong giai đoạn này người nuôi thường cho tôm ăn ấu trùng Artemia và thức ăn chế biến có kích thước hạt nhỏ (lòng đỏ trứng, sữa, dầu mực…).
Đến giai đoạn hậu ấu trùng, tôm càng xanh mang nhiều đặc điểm dinh dưỡng của tôm trưởng thành.
Chúng bắt mồi ở đáy ao hồ.
Giai đoạn này sử dụng rất tốt các loại thức ăn chế biến hoặc thức ăn tươi sống do con người cung cấp.
Thức ăn phù hợp nhất cho giai đoạn này là trùn chỉ, tép xay, cá tươi bằm nhuyễn, ốc, hến băm.
Tôm trưởng thành ăn tạp sống ở đáy.
Trong tự nhiên, thức ăn của chúng thường là nhuyễn thể (ốc, hến), động vật giáp xác khác, trùn chỉ, chất hữu cơ… Khi trưởng thành, tôm sử dụng tốt các thức ăn nhân tạo, nhất là thức ăn dạng viên.
Tôm tìm kiếm thức ăn nhờ cơ quan xúc giác, dùng chân ngực kẹp thức ăn đưa vào miệng.
Cũng thấy tôm có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau khi thức ăn trong ao nuôi bị thiếu, trong đàn có những con lột xác.
Tôm ăn mạnh vào buổi tối.
Có thể sử dụng thức ăn tươi (phế thải lò mổ, ốc, cua, cơm dừa, củ khoai) cho ăn trực tiếp; hoặc thức ăn chế biến (tấm, cám, bột cá…) hấp chín ép thành viên phơi sấy khô để dành cho tôm ăn; hoặc thức ăn viên công nghiệp, khẩu phần thức ăn có hàm lượng đạm 25 – 30% là đạt yêu cầu.
Lượng cho ăn được tính như sau: dùng thức ăn viên công nghiệp
Cần dựa vào các yếu tố sau để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp:
+ Kết hợp sàng ăn và rải nhiều điểm trong ao để dễ kiểm tra thức ăn tôm sử dụng.
+ Ao bẩn hay những ngày mưa gió lớn nên giảm lượng thức ăn.
+ Cho tôm ăn hơi thiếu vẫn tốt hơn thừa (dùng vó để kiểm tra thức ăn hằng ngày).
+ Tôm thích mồi tanh nên cần trộn thức ăn chế biến với thức ăn tươi sống để gây mùi
Lưu ý: Thức ăn tươi sống như cua ốc, cá tạp… sau khi giã nhỏ thì nên cho vào sàng, không rải khắp ao, để dễ kiểm tra, loại bỏ thức ăn thừa, tránh làm bẩn nước ao.
Có thể bạn quan tâm

Tôm càng xanh phân bố rộng ở các khu vực như Nam Á và Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, Bức châu Úc, Nam Trung Quốc và Đài Loan, từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Môi trường sống của tôm càng xanh đa dạng trong thủy vực nước trong cũng như nưcớ đục.

Nếu tận dụng tốt mặt nước từ các mương vườn, đồng thời áp dụng một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý, chăm sóc tốt thì hằng năm chúng ta có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn.

Các loại bệnh chủ yếu của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thường xảy ra do việc xử lý nước kém, chăm sóc và điều kiện vệ sinh kém

Chọn lựa địa điểm a. Địa điểm sử dụng ao nuôi. Ao nuôi tôm càng xanh thường được xây dựng ở vùng gần kinh rạch nơi có thể trao đổi nước dễ dàng có thể bằng thủy triều hay máy bơm. Nói chung nguồn nước cần ổn định về c số lượng và chất lượng như 7-8, nhiệt độ 26-32oC và Oxy hòa tan > 3mg/L. Đặc biệt là không bị nhiễm bẩn bởi chất thi công nghiệp hay hóa chất trong nông nghiệp. Những khu vực nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (thấp hơn 10%o) vẫn có thể nuôi tôm càng xanh. Hầu hết các khu vực nước ngọt ở Nam Bộ (trừ các vùng bị nhiễm phèn) kể c ruộng lúa đều có thể nuôi tôm càng xanh tốt.

Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm.