Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Cách cho tôm càng xanh ăn

Cách cho tôm càng xanh ăn
Ngày đăng: 18/11/2015

Đặc điểm dinh dưỡng của tôm càng xanh có những điểm khác các loài thủy sản khác.

Khi còn ở giai đoạn ấu trùng, tôm càng xanh ăn các loại phiêu sinh động thực vật và các chất lơ lửng.

Trong giai đoạn này người nuôi thường cho tôm ăn ấu trùng Artemia và thức ăn chế biến có kích thước hạt nhỏ (lòng đỏ trứng, sữa, dầu mực…).

Đến giai đoạn hậu ấu trùng, tôm càng xanh mang nhiều đặc điểm dinh dưỡng của tôm trưởng thành.

Chúng bắt mồi ở đáy ao hồ.

Giai đoạn này sử dụng rất tốt các loại thức ăn chế biến hoặc thức ăn tươi sống do con người cung cấp.

Thức ăn phù hợp nhất cho giai đoạn này là trùn chỉ, tép xay, cá tươi bằm nhuyễn, ốc, hến băm.

Tôm trưởng thành ăn tạp sống ở đáy.

Trong tự nhiên, thức ăn của chúng thường là nhuyễn thể (ốc, hến), động vật giáp xác khác, trùn chỉ, chất hữu cơ… Khi trưởng thành, tôm sử dụng tốt các thức ăn nhân tạo, nhất là thức ăn dạng viên.

Tôm tìm kiếm thức ăn nhờ cơ quan xúc giác, dùng chân ngực kẹp thức ăn đưa vào miệng.

Cũng thấy tôm có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau khi thức ăn trong ao nuôi bị thiếu, trong đàn có những con lột xác.

Tôm ăn mạnh vào buổi tối.

Có thể sử dụng thức ăn tươi (phế thải lò mổ, ốc, cua, cơm dừa, củ khoai) cho ăn trực tiếp; hoặc thức ăn chế biến (tấm, cám, bột cá…) hấp chín ép thành viên phơi sấy khô để dành cho tôm ăn; hoặc thức ăn viên công nghiệp, khẩu phần thức ăn có hàm lượng đạm 25 – 30% là đạt yêu cầu.

Lượng cho ăn được tính như sau: dùng thức ăn viên công nghiệp

Cần dựa vào các yếu tố sau để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp:

+ Kết hợp sàng ăn và rải nhiều điểm trong ao để dễ kiểm tra thức ăn tôm sử dụng.

+ Ao bẩn hay những ngày mưa gió lớn nên giảm lượng thức ăn.

+ Cho tôm ăn hơi thiếu vẫn tốt hơn thừa (dùng vó để kiểm tra thức ăn hằng ngày).

+ Tôm thích mồi tanh nên cần trộn thức ăn chế biến với thức ăn tươi sống để gây mùi

Lưu ý: Thức ăn tươi sống như cua ốc, cá tạp… sau khi giã nhỏ thì nên cho vào sàng, không rải khắp ao, để dễ kiểm tra, loại bỏ thức ăn thừa, tránh làm bẩn nước ao.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên Nhân Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ Nguyên Nhân Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ

Tôm và các loài giáp xác khác đều lột vỏ để tăng trưởng. Trường hợp tôm càng xanh không lột vỏ là do nguồn thức ăn cung cấp cho tôm không thoả đáng; nguồn nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm, lượng oxy hoà tan trong nước không đủ cho nhu cầu hô hấp của tôm; tôm bị bệnh như bệnh đóng rong...

06/07/2013
Sơ Lược Về Con Tôm Càng Xanh Sơ Lược Về Con Tôm Càng Xanh

TCX sống được ở phạm vi nhiệt độ rộng từ 18- 34°C, nhưng nhiệt độ nước tốt nhất là 26-3 l°c. Nhiệt độ dưới 24°c và trên 32°c tôm giảm ăn, Ngoài phạm vi nhịệt độ này tôm sính trưởng chậm, khó lột xác, dễ chết.

03/03/2013
Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Miền Núi Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Miền Núi

Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao.

06/07/2013
Bệnh Đục Cơ Ở Tôm Càng Xanh Bệnh Đục Cơ Ở Tôm Càng Xanh

Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn tôm bột (PL), quan sát trong bể nuôi thấy xuất hiện một số con có màu trắng đục trên thân, điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra, tôm bị bệnh bơi lội khó khăn, những con bị nặng sẽ chết. Bệnh xảy ra mang tính tự phát do các hiện tượng sốc của môi trường: nhiệt độ, độ mặn và oxy, kết hợp với mật độ nuôi cao, kỹ thuật nuôi không phù hợp.

06/07/2013
Bệnh Hoại Tử Ở Tôm Càng Xanh Bệnh Hoại Tử Ở Tôm Càng Xanh

Quan sát trong bể nuôi thấy ấu trùng bơi không bình thường, hoặc chìm nhiều ở đáy bể, quan sát trên kính hiển vi thấy các phần phụ cuả ấu trùng bị ăn mòn, hoặc cụt như chủy, chân bụng, chân ngực, chỗ bị ăn mòn có màu vàng cam. Khi bị bệnh nặng, không trị kịp thời ấu trùng chết nhiều.

06/07/2013