Các trại sản xuất tôm sú giống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đáp ứng khoảng 41,6% nhu cầu giống thả nuôi
Ngoài ra, còn có 14 cơ sở ương thuần dưỡng giống và 60 công ty cung cấp giống ngoài tỉnh, trong 06 tháng đầu năm cung cấp cho người nuôi trên 445,5 triệu con giống, đáp ứng trên 30,9% nhu cầu con giống thả nuôi, số tôm giống còn lại do các hộ nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh tự lựa chọn, mua con giống từ các trại sản xuất giống ngoài tỉnh.
Để giúp người nuôi tôm đạt hiệu quả trong những tháng cuối năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh phối hợp với sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bạc Liêu trong quản lý giống, thường xuyên trao đổi thông tin về chất lượng giống, nhu cầu con giống; kêu gọi các công ty giống ngoài tỉnh cam kết cung cấp giống chất lượng, khai báo kiểm dịch giống khi nhập tỉnh; các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh, nhất là Trung tâm Giống thủy sản thực hiện vai trò chủ công và điều tiết giống, chủ động xây dựng đề án phát triển giống thủy sản của tỉnh.
Tiếp nhận thực nghiệm những công nghệ mới của các viện, trường để phục vụ nhu cầu phát triển giống thủy sản trong tỉnh, tham gia sản xuất giống theo nhu cầu mùa vụ thả nuôi, góp phần cùng các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh cung cấp giống có chất lượng cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).

Chất lượng cá giống là một yếu tố quyết định trong chăn nuôi thủy sản song lại chưa nhận được sự quan tâm và quản lý đúng mức.

Theo Chi cục Thủy sản, từ nay đến cuối quý II.2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Tây Ninh sẽ đạt khoảng 8.000 tấn cá các loại. Trong đó cá tra đạt khoảng 5.000 tấn.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.

Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.