Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các tỉnh phía Bắc tăng cường sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa 2015

Các tỉnh phía Bắc tăng cường sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa 2015
Ngày đăng: 15/07/2015

Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Trung du Miền núi phía Bắc (TDMNPB) đã gieo cấy được khoảng 60% diện tích, dự kiến gieo cấy cơ bản xong trước 20/7/2015. Trà mùa cực sớm và sớm gieo cấy cuối tháng 6 đầu tháng 7 đạt gần 230.000 ha.

Theo Dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, trong tháng 7/2015, có khả năng xuất hiện khoảng 3 - 4 đợt mưa rào và dông trên diện rộng ở các tỉnh Bắc bộ, đan xen giữa các đợt mưa là thời kỳ nắng nóng ở Bắc bộ; riêng khu vực Trung bộ, đặc biệt ở các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ sẽ còn xuất hiện nhiều ngày nắng nóng hơn so với trung bình nhiều năm. Ở khu vực Trung bộ có khả năng tiếp tục thiếu hụt mưa do vậy tình trạng khô hạn sẽ vẫn xảy ra nghiêm trọng; có 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa vụ Hè Thu, vụ Mùa và vụ Đông 2015 đã đề ra, Cục Trồng trọt đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các các tỉnh, thành phố phía Bắc tập trung chỉ đạo đối với các tỉnh vùng BTB, với những diện tích lúa Hè Thu đã cấy xong, đang giai đoạn đẻ nhánh rộ cần tập trung giữ nước ngập nông mặt ruộng, hướng dẫn nông dân bón thúc sớm bằng phân N.P.K chuyên thúc, làm sạch cỏ dại tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Với diện tích lúa Mùa, khẩn trương chỉ đạo tập trung gieo cấy dứt điểm trong khung thời vụ tốt nhất đã được thống nhất ở địa phương, đảm bảo đủ nước tưới dưỡng cho lúa, khuyến cáo nông dân chăm sóc, bón thúc sớm và bón cân đối N.P.K tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm. Chú ý hệ thống tưới tiêu, đảm bảo thoát nước nhanh, kịp thời khi có ngập úng.

Đối với các tỉnh vùng ĐBSH và TDMNPB, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm đất, khuyến cáo nông dân sử dụng các chất tăng cường phân hủy xác hữu cơ để tránh hiện tượng ngộ độc sau cấy, phấn đấu kết thúc gieo cấy vụ mùa xong trước 20/7.

Các địa phương cần tiếp tục chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, những chân đất cao, không chủ động nguồn nước sang các loại cây rau màu như: ngô, lạc, đậu tương, cây thức ăn chăn nuôi… ưu tiên chuyển đổi sang những cây có hiệu quả kinh tế cao hơn và có thị trường tiêu thụ ổn định.

Các tỉnh cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, kiên quyết không để vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng lưu hành làm thiệt hại cho bà con nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Kiếm trên 12 triệu đồng mỗi tháng từ trồng rau mầm Kiếm trên 12 triệu đồng mỗi tháng từ trồng rau mầm

Mỗi ngày gia đình anh Phùng Văn Phương đưa ra thị trường 30kg rau mầm, thu về trên 1 triệu đồng, trừ chi phí anh bỏ túi trên 12 triệu đồng/tháng.

05/12/2016
Làm giàu từ con “không kêu” Làm giàu từ con “không kêu”

Anh Nguyễn Văn Thắng đã quyết định mạo hiểm, khẳng định tài chăn nuôi của mình khi thành công với mô hình nuôi rắn hổ, rắn trâu thu về hàng trăm triệu mỗi năm

05/12/2016
Người sở hữu 170 ha đất, làm nông nghiệp sạch vẫn chưa thỏa mãn Người sở hữu 170 ha đất, làm nông nghiệp sạch vẫn chưa thỏa mãn

Không muốn đất nằm yên, không muốn những đồng tiền nghỉ ngơi, tích tụ thêm được bao nhiêu đất là anh Lường Văn Sương lại đêm ngày nghĩ cách làm mới mới…

06/12/2016
Nuôi cá kiểu Mỹ, lãi 250 triệu đồng/bể Nuôi cá kiểu Mỹ, lãi 250 triệu đồng/bể

Nuôi cá tiêu chuẩn VietGAP theo công nghệ cao của Mỹ-Thủy sản Hòa Phong do bà Vũ Thị Thắm làm giám đốc đã cho lợi nhuận cao gần gấp đôi so với nuôi truyền thống

06/12/2016
Cầu kỳ nuôi gà bằng thảo dược Cầu kỳ nuôi gà bằng thảo dược

Mô hình nuôi gà bằng thảo dược của Câu lạc bộ chăn nuôi gà Ri mầu Phượng Hoàng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sẽ được nhân rộng

06/12/2016