Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Tiêu Chuẩn Chung Đối Với Sản Phẩm Đóng Gói Nhập Khẩu Vào Australia

Các Tiêu Chuẩn Chung Đối Với Sản Phẩm Đóng Gói Nhập Khẩu Vào Australia
Ngày đăng: 27/09/2014

Các quy định về bao gói và nhãn mác của Úc được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm được đóng gói, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu cho thị trường bán lẻ.

Tất cả các nhãn mác phải: được viết bằng tiếng Anh; từ ngữ rõ ràng, dễ đọc, không bị nhoè; dễ nhìn; được in ở cỡ chữ tiêu chuẩn, tối thiểu 1,5mm; mầu sắc dễ phân biệt với tông màu nền của sản phẩm.

Nhãn mác phải ghi rõ: nước xuất xứ; mô tả chính xác và trung thực về hàng hoá; liệt kê số lượng, khối lượng, độ dài, diện tích hoặc số sản phẩm; trong bao bì không được chứa ít hơn số lượng được ghi trên nhãn mác và các đơn vị đo lường phải theo hệ mét; ghi rõ đơn vị đóng gói nhãn mác phải ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị đóng gói và/ hoặc nhà nhập khẩu.

Ghi chú: Không được phép cố ý đưa ra những mô tả thương mại không trung thực về hàng hoá. Việc mô tả không trung thực các nội dung như trọng lượng, xuất xứ, nhà sản xuất, chất liệu, thành phần, bản quyền… bị coi là hành vi thương mại không trung thực và có thể bị khởi tố.

Sau đây là các yêu cầu chung đối với nhãn mác áp dụng cho tất cả các mặt hàng thực phẩm đóng gói nhập khẩu, quy định tại Luật Tiêu chuẩn thực phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Úc – New Zealand ban hành:

(1)  Tên thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm đóng gói phải có tên gọi hoặc một bản mô tả đặc điểm của thực phẩm. Chiều cao tên thực phẩm trên nhãn in tối thiểu là 3mm;

(2)  Nhận dạng lô hàng: thực phẩm đóng gói phải được cung cấp thông tin nhận dạng, tức là số lượng thực phẩm được chế biến cùng điều kiện chung. Sử dụng cụm từ “use by” (sử dụng trước ngày) hoặc ngày đóng gói có thể đáp ứng quy định này. Để nhận dạng lô hàng, có thể sử dụng nhãn mác hoặc mã số của nhà sản xuất. Úc không đặt ra quy định về kích cỡ hoặc sự tương phản màu sắc;

(3)  Nhãn thời hạn sử dụng: tất cả các loại thực phẩm đóng gói được nhập khẩu vào Úc có thời hạn sử dụng ít hơn hai năm phải có nhãn thời hạn ghi rõ thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm. Đây là thời hạn nếu thực phẩm được dự trữ phù hợp sẽ giữ nguyên tính chất và chất lượng. Nhãn thời hạn nên in rõ ràng và nổi bật bằng chữ in hoa và các con số có chiều cao không thấp hơn 3mm.

Khi cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt để đảm bảo thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm hoặc hạn sử dụng thực phẩm, cần ghi rõ những điều kiện này trên nhãn mác.

Trường hợp miễn trừ: một số loại thực phẩm được miễn dán nhãnthành phần. Đó là những thực phẩm có têngọi đã chỉ rõ thành phần như cá phi lê đông lạnh, dừa khô… Các loại đồ uống có cồn, hương liệu và nước giải khát đóng chai có dấu xi cũng được miễn dán nhãn thành phần.

Ngoài ra, có một số thông tin không được phép ghi trên nhãn mác thực phẩm như: những thông tin cho biết thực phẩm giúp tạo dáng; từ “bổ dưỡng” (“health”) cùng với tên thực phẩm; các từ “giàu vitamin” (“vitamin enriched”) hoặc các thông tin tương tự; các thông tin về khả năng chữa bệnh.

Một số thông tin khác được quy định rất nghiêm ngặt và chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể như: tên thương mại; các thông tin liên quan đến các tính chất dinh dưỡng như ít chất béo, nhiều chất xơ, không có cholesterol hoặc các thuật ngữ tương tự phải được xác nhận và chứng minh; từ “tinh khiết” (“pure”) chỉ sử dụng đối với những loại thực phẩm một thành phần không chứa gia vị.

Đối với một số sản phẩm cụ thể, có những điều khoản bổ sung cần xem xét khi dán nhãn. Ví dụ: Nhãn mác của sản phẩm cá đóng hộp phải mô tả rõ loại cá trong bao bì theo mẫu “BARRACOUTA” hoặc “TUNA”. Nếu có nhiều hơn một loại cá, phải ghi rõ tỉ lệ của từng loại cá và loại nào có tỉ lệ nhiều hơn phải được nhắc đến đầu tiên. Chiều cao cỡ chữ tiêu chuẩn là 3mm.


Có thể bạn quan tâm

Tập Đoàn Cá Tầm Việt Nam Đưa “Vàng Đen” Xứ Lạnh Về Vùng Nhiệt Đới Tập Đoàn Cá Tầm Việt Nam Đưa “Vàng Đen” Xứ Lạnh Về Vùng Nhiệt Đới

Là đơn vị đi đầu phát triển nuôi giống cá tầm tại Việt Nam, sau một thời gian nỗ lực và tâm huyết, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi cá tầm chuẩn mực, khoa học với quy mô rộng khắp, đưa Việt Nam thành một quốc gia dẫn đầu về nuôi và sản xuất một loài cá quý hiếm đang đứng bên bờ tuyệt chủng.

07/04/2014
Chè Sạch Suối Giàng Ở Thủ Đô Chè Sạch Suối Giàng Ở Thủ Đô

Tháng 10/2013, Cty Đức Thiện chính thức được tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu "Chè Suối Giàng Yên Bái". Đây là một trong 2 đơn vị duy nhất được tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận được sử dụng nhãn hiệu Chè Suối Giàng. Trước đó, Cty Đức Thiện cũng đã khai trương một cửa hàng bán và giới thiệu chè cổ thụ Suối Giàng tại TP Yên Bái.

29/07/2014
Nuôi Tôm Thẻ Trong Vùng Nước Ngọt Lợi Trước Mắt, Thiệt Lâu Dài! Nuôi Tôm Thẻ Trong Vùng Nước Ngọt Lợi Trước Mắt, Thiệt Lâu Dài!

Nếu như những năm qua tôm thẻ chân trắng (gọi tắt tôm thẻ) chủ yếu được nuôi ở vùng nước lợ thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL, nay nhiều nông dân ở Đồng Tháp, An Giang… nảy sinh “sáng kiến” khoan giếng tìm nước mặn để nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt. Điều bất ngờ khi có một số hộ trúng đậm, đã cuốn hút nhiều hộ khác làm theo.

07/04/2014
Hạ Thủy Và Chạy Thử Tàu Cá Hợp Tác Với Nhật Bản Hạ Thủy Và Chạy Thử Tàu Cá Hợp Tác Với Nhật Bản

Mẫu tàu YANMAR 01 do Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty Yanmar, thí điểm dùng tàu vỏ composite. Đây là mô hình hợp tác khai thác cá ngừ đại dương giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ.

29/07/2014
Phú Yên Được Mùa, Được Giá Cá Ngừ Đại Dương Phú Yên Được Mùa, Được Giá Cá Ngừ Đại Dương

Mấy ngày qua nhiều tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên trúng mùa lại được giá bán nhờ cách câu mới, là câu vàng thay vì câu bằng đèn cao áp như năm trước. Giá cá ngừ được các doanh nghiệp mua trong khoảng 120.000 - 200.000 đồng/kg, tùy vào chất lượng tàu cá.

07/04/2014