Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 9

Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 9
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đệ. PhD
Ngày đăng: 02/02/2018

BỆNH HẠI LÚA (Diseases)

2/ Bệnh do vi khuẩn (Bacterial diseases)

2.1. Bệnh cháy bìa lá (bạc lá: Bacterial leaf blight): do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oyzae gây ra. 

Trên lá, vết bệnh ban đầu là những sọc vàng nhỏ ở chóp lá và bìa lá, sau đó lan rộng và dọc theo các gân lá và từ bìa lá vào trong. Vết bệnh dần khô lại có màu xám trắng, viền ngoài vết bệnh có hình gợn sóng. Vào lúc sáng sớm có thể thấy các giọt vi khuẩn màu vàng đỏ ứa ra ở chót lá hoặc dọc theo rìa lá (Hình 2.28). Bệnh nặng vết bệnh có thể lan dần đến bẹ lá và toàn thân bị cháy khô gọi là bệnh “Kresek”.  

Cắt lá bệnh nhúng vào nước trong, nước bị đục vì có chứa vi khuẩn. Vi khuẩn thường xâm nhập qua vết thương trên lá hoặc từ các khí khổng dọc theo bìa lá, từ đó lan ra. Bệnh phát triển mạnh trên đất giàu hữu cơ, bón nhiều phân đạm, mưa nhiều, ẩm độ cao và mức độ nhiễm khác nhau tùy giống. 

Để ngừa bệnh nầy, cần tích cực phòng trừ côn trùng và tránh gây thương tích cho cây lúa, hạn chế bón đạm, tăng cường bón phân Kali cho lúa và dùng giống lúa ít nhiễm bệnh. 

Hình 8.28. Bệnh cháy bìa lá

2.2. Bệnh sọc trong (hay lá trong: Bacterial leaf streak): Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oryzae translucens gây ra (Hình 2.29). 

Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao, bón nhiều phân đạm. Triệu chứng bệnh chỉ hiện diện trên phiến lá. Đốm bệnh ban đầu là những vạch trắng, mộng nước giữa những gân lá dần dần trở nên vàng hay màu cam. Vết bệnh lan dần giữa các gân lá tạo thành những sọc gần như trong suốt. Các sọc nầy liên kết nhau làm cả lá bị đỏ và cháy khô. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh phát triển mạnh, những giống lúa dễ bị nhiễm bệnh thường bị vàng khắp ruộng. Tuy nhiên, nếu điều kiện thời tiết thay đổi trở nên thuận lợi hơn, thì có thể những lá non mới ra sẽ không bị nhiễm bệnh. Cách phòng ngừa cũng giống như bệnh cháy bìa lá. 

Hình 8.29. Bệnh sọc trong (hay lá trong)


Có thể bạn quan tâm

Bọ Xít Xanh Hại Lúa Bọ Xít Xanh Hại Lúa

- Sâu non mới nở có màu vàng, hai mắt đỏ, chân và râu trong suốt. Chuyển sang tuổi 2 sâu bắt đầu ăn. Sâu tuổi 2 có chân, đầu, ngực và râu màu đen; mép ngoài bụng có một điểm vàng. Sâu tuổi 3, 4 và 5 có màu xanh và có nhiều chấm đen, trắng rất rõ, cơ thể hình bầu dục.

28/10/2013
Cách Rút Ngắn Thời Gian Sinh Trưởng Lúa Mùa Cách Rút Ngắn Thời Gian Sinh Trưởng Lúa Mùa

Xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa mùa để khắc phục hiện tượng bất lợi này. Biện pháp canh tác

28/10/2013
Chọn Thuốc Tốt Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Chọn Thuốc Tốt Trừ Rầy Nâu Hại Lúa

Cần căn cứ vào dự báo thời điểm trứng rầy nở rộ, rầy cám tuổi 1-3 chiếm tỷ lệ cao của cơ quan bảo vệ thực vật các địa phương để quyết định thời điểm phun trừ.

28/10/2013
Giống Lúa Lai Cho Vùng Đất Phèn, Mặn Giống Lúa Lai Cho Vùng Đất Phèn, Mặn

Theo ông Phát, giống lúa lai HR 182 kháng sâu bệnh tốt, suốt vụ vừa qua tôi chỉ phải phun một lần duy nhất (thuốc dưỡng, cộng với thuốc trừ sâu để giữ lá đòng), trong khi làm lúa thuần phải phun từ 4-5 lần. Cuối vụ, bệnh đạo ôn có xuất hiện lác đác nhưng chỉ 2-3 ngày là vết bệnh tự khô, không cần phun thuốc. Năng suất lúa đạt 1 tấn/công, trước đây làm các giống lúa thuần chỉ đạt 700-800 kg/công.

28/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản

Nhằm giúp bà con nông dân khắc phục những tình trạng như: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, tự bốc nóng…của hạt thóc sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng của thóc không bị giảm, giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cũng như đáp ứng yêu cầu sức khỏe cho người và vật nuôi, chúng tôi xin giới thiệu các kỹ thuật cơ bản để bảo quản lúa cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình mình.

28/10/2013