Các Sản Phẩm ASC Xuất Hiện Ngày Càng Nhiều Tại Hà Lan Và Đức

Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) cho biết các sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức này đang ngày càng được quan tâm nhiều tại thị trường Hà Lan và Đức.
Nghiên cứu, được thực hiện bởi các nhà phân tích của GFK, cho thấy nhận thức và sự hiểu biết về nhãn ASC và ảnh hưởng của nó trên hành vi mua sắm ở cả hai nước.
Báo cáo này dựa trên sự so sánh hồi đầu năm 2013, sáu tháng sau khi ra mắt hồi tháng 8/2012 của nhãn ASC, và nhận thức của người tiêu dùng một năm sau đó, vào tháng 4/2014.
Kết quả rất tích cực và cho thấy kể từ khi nhãn tiêu dùng này được dán trên các sản phẩm ở Hà Lan, 29% người mua cá đã trở nên quen thuộc với nó. Tại Đức, mức độ công nhận đã đạt đến 22%.
ASC cho biết logo ASC đưa ra sự bảo đảm rộng hơn và củng cố các quyết định mua hàng, và 39% người tiêu dùng Hà Lan cảm thấy rằng logo tạo ra ấn tượng tích cực về thủy sản được chứng nhận. 58% người mua cá của Đức đã quen thuộc với nhãn ASC, đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm này tại các nhà bán lẻ.
Số người mua thủy sản ở Hà Lan có thể nhận diện chính xác ý nghĩa của nhãn ASC là có liên quan đến cá nuôi đã tăng từ 5% lên 16%, và từ 6% đến 13% ở Đức.
Việc phỏng vấn cho thấy việc sử dụng thuốc kháng sinh có trách nhiệm, phòng ngừa ô nhiễm, kiểm toán trang trại thường xuyên, và quyền lợi động vật vẫn là khía cạnh quan trọng nhất trong việc đạt được sự tin tưởng của người mua về việc nuôi cá có trách nhiệm.
Khoảng một nửa số hải sản tại các siêu thị hiện nay được nuôi tại các trang trại. Bằng chứng về sản xuất có trách nhiệm là yêu cầu của các nhà bán lẻ ở Đức và Hà Lan.
Tầm quan trọng của những người tiêu dùng các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc bền vững đã được củng cố trong một báo cáo gần đây, trong đó cho thấy doanh số bán hàng tăng 21% ở Hà Lan năm ngoái.
Monitor Sustainable Food 2013 tiết lộ rằng 1 trong 3 sản phẩm thủy sản trong lĩnh vực bán lẻ Hà Lan hiện đang được dán nhãn MSC dành cho hải sản khai thác bền vững, hoặc logo ASC cho thủy sản nuôi có trách nhiệm .
Hà Lan có số lượng các công ty được chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm ASC (CoC) cao nhất, tiếp theo là Đức. Hoạt động thẩm tra CoC là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp xử lý và kinh doanh thủy sản được chứng nhận ASC, và đảm bảo rằng các sản phẩm hoàn toàn có thể truy xuất nguồn.
Hà Lan cũng dẫn đầu thế giới về số lượng các sản phẩm được chứng nhận ASC được bán ra, với 217 sản phẩm cá tra, cá rô phi và cá hồi khác nhau. Thụy Sĩ là nước thứ 2 với 163 sản phẩm, theo sau là Đức với 160 sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Với những thuận lợi về hệ thống đê bao khép kín, kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp ở huyện Vị Thủy đạt cả 3 mặt. Năm 2014, là năm thứ 14 huyện Vị Thủy có sản lượng lúa đạt trên 200.000 tấn/năm.

Là vùng đất thuần nông nhưng diện tích gieo cấy 2 vụ lúa của xã Trực Hùng (Trực Ninh) lại hạn chế (313,37ha). Do vậy xã đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác là định hướng trọng tâm phát triển nông nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 07 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVIII về phát triển kinh tế trang trại, gia trại, huyện Vụ Bản chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, gia trại gắn với quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM.

Là xã đồng bằng thuộc huyện Thanh Thủy, Xuân Lộc có lợi thế về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nắm bắt ưu thế trên, trong những năm qua, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) Xuân Lộc đã không ngừng nỗ lực, phát huy vai trò quản lý, điều hành, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của xã viên, tạo điều kiện để kinh tế tập thể địa phương phát triển.

Theo ngành nông nghiệp, năm qua nông dân toàn tỉnh xuống giống tổng cộng 87.396ha lúa. Do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng cực đoan, rõ nhất là tình trạng nhiễm mặn trên sông Thu Bồn, Vĩnh Điện, Thanh Quýt, Bàn Thạch… diễn ra sớm, nồng độ cao và xâm nhập sâu vào nội địa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước phục vụ sản xuất ở hạ du.