Các Sản Phẩm ASC Xuất Hiện Ngày Càng Nhiều Tại Hà Lan Và Đức

Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) cho biết các sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức này đang ngày càng được quan tâm nhiều tại thị trường Hà Lan và Đức.
Nghiên cứu, được thực hiện bởi các nhà phân tích của GFK, cho thấy nhận thức và sự hiểu biết về nhãn ASC và ảnh hưởng của nó trên hành vi mua sắm ở cả hai nước.
Báo cáo này dựa trên sự so sánh hồi đầu năm 2013, sáu tháng sau khi ra mắt hồi tháng 8/2012 của nhãn ASC, và nhận thức của người tiêu dùng một năm sau đó, vào tháng 4/2014.
Kết quả rất tích cực và cho thấy kể từ khi nhãn tiêu dùng này được dán trên các sản phẩm ở Hà Lan, 29% người mua cá đã trở nên quen thuộc với nó. Tại Đức, mức độ công nhận đã đạt đến 22%.
ASC cho biết logo ASC đưa ra sự bảo đảm rộng hơn và củng cố các quyết định mua hàng, và 39% người tiêu dùng Hà Lan cảm thấy rằng logo tạo ra ấn tượng tích cực về thủy sản được chứng nhận. 58% người mua cá của Đức đã quen thuộc với nhãn ASC, đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm này tại các nhà bán lẻ.
Số người mua thủy sản ở Hà Lan có thể nhận diện chính xác ý nghĩa của nhãn ASC là có liên quan đến cá nuôi đã tăng từ 5% lên 16%, và từ 6% đến 13% ở Đức.
Việc phỏng vấn cho thấy việc sử dụng thuốc kháng sinh có trách nhiệm, phòng ngừa ô nhiễm, kiểm toán trang trại thường xuyên, và quyền lợi động vật vẫn là khía cạnh quan trọng nhất trong việc đạt được sự tin tưởng của người mua về việc nuôi cá có trách nhiệm.
Khoảng một nửa số hải sản tại các siêu thị hiện nay được nuôi tại các trang trại. Bằng chứng về sản xuất có trách nhiệm là yêu cầu của các nhà bán lẻ ở Đức và Hà Lan.
Tầm quan trọng của những người tiêu dùng các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc bền vững đã được củng cố trong một báo cáo gần đây, trong đó cho thấy doanh số bán hàng tăng 21% ở Hà Lan năm ngoái.
Monitor Sustainable Food 2013 tiết lộ rằng 1 trong 3 sản phẩm thủy sản trong lĩnh vực bán lẻ Hà Lan hiện đang được dán nhãn MSC dành cho hải sản khai thác bền vững, hoặc logo ASC cho thủy sản nuôi có trách nhiệm .
Hà Lan có số lượng các công ty được chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm ASC (CoC) cao nhất, tiếp theo là Đức. Hoạt động thẩm tra CoC là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp xử lý và kinh doanh thủy sản được chứng nhận ASC, và đảm bảo rằng các sản phẩm hoàn toàn có thể truy xuất nguồn.
Hà Lan cũng dẫn đầu thế giới về số lượng các sản phẩm được chứng nhận ASC được bán ra, với 217 sản phẩm cá tra, cá rô phi và cá hồi khác nhau. Thụy Sĩ là nước thứ 2 với 163 sản phẩm, theo sau là Đức với 160 sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".

Nhiều thương lái thu mua cua biển ở Cà Mau khẳng định, không có chuyện cua biển Cà Mau “bò” ra các vỉa hè ở Hà Nội hay trên Sài Gòn với giá siêu rẻ.

Hiện toàn huyện có gần 6.000 đàn ong, bình quân mỗi đàn cho 3 lít mật/năm, tập trung nhiều ở các xã Giàng Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, Pải Lủng, Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc... Thời điểm này, các chủ ong đang bắt đầu thu hoạch mật ong với sản lượng đạt khá cao.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi dần trở thành ngành chủ lực của tỉnh, góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, với những vướng mắc đang tồn tại đã khiến ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và cần có giải pháp hữu hiệu để vực dậy lĩnh vực này.

Trở lại vùng nuôi tôm của xã bãi ngang Kim Trung (Kim Sơn, Ninh Bình) thời điểm này, chúng tôi nhận thấy khung cảnh ở đây đã thay đổi đi nhiều, phần lớn các ao, đầm nuôi tôm trước đây cạn trơ đáy bây giờ đã được người dân tiến hành thả nuôi vụ mới.