Các Nước Thái Bình Dương Cắt Giảm 50% Đánh Bắt Cá Ngừ Con

Đây là một trong những nỗ lực nâng gấp đôi trữ lượng cá của đại dương lên mức dự kiến khoảng 43.000 tấn trong vòng 10 năm.
Tại cuộc họp của Ủy ban Nghề cá khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC) vừa diễn ra tuần qua tại Fukuoka, miền tây nam Nhật Bản, các nước và vùng lãnh thổ có hoạt động đánh bắt cá trong khu vực bắc Thái Bình Dương nhất trí sẽ cắt giảm khoảng 50% lượng đánh bắt cá ngừ con.
Đây là một trong những nỗ lực nâng gấp đôi trữ lượng cá của đại dương lên mức dự kiến khoảng 43.000 tấn trong vòng 10 năm.
Các nước và vùng lãnh thổ tham gia cuộc họp trên, gồm có Hàn Quốc, Mỹ, Canada, vùng lãnh thổ Đài Loan và Nhật Bản - hy vọng rằng động thái trên có thể giúp giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi hải sản này.
Kế hoạch cắt giảm sản lượng đánh bắt cá trên sẽ được trình bày cụ thể trong hội nghị thường niên của WCPFC vào tháng 12 tới, cùng với một kế hoạch 10 năm (dự kiến bắt đầu năm 2015) nhằm khôi phục lượng cá ngừ Thái Bình Dương.
Trước đó, Nhật Bản - nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới không muốn giảm hoạt động đánh bắt cá, cho dù có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy trữ lượng cá dần cạn kiệt.
Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã thay đổi chính sách hướng đến việc bảo tồn nguồn hải sản này sau khi một bản đánh giá độc lập quốc tế công bố năm ngoái cho thấy trữ lượng cá ngừ, nguyên liệu chính cho món sushi được nhiều người yêu thích, đã giảm tới 96% so với mức ban đầu. Lượng cá con đang bị đánh bắt quá mức có thế khiến trữ lượng cá ngừ cạn kiệt, thậm chí là tuyệt chủng.
Nếu tuân thủ kế hoạch trên, lượng cá ngừ con - cân nặng dưới 30kg - mà Nhật Bản đánh bắt có thể giảm bớt đi khoảng 4.000 tấn/năm.
Ông Masanori Miyahara, cố vấn của Cơ quan Nghề cá của Nhật Bản, nói rằng: “Nhật Bản không còn cách nào khác ngoài việc giảm 50% lượng cá đánh bắt nếu muốn khôi phục nguồn hải sản này”.
Trong khi đó, Wakao Hanaoka, chuyên gia về sinh thái biển thuộc Tổ chức Greenpeace, đã kêu gọi Nhật Bản đưa ra nhiều sáng kiến hơn để bảo tồn các loài cá biển, nhất là trước mùa sinh sản.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, Công ty CP Giống cây trồng Nha Hố (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) phối hợp với Viện Nghiên cứu ngô tiến hành khảo sát và thực nghiệm trình diễn một số giống ngô tại Ninh Thuận để tìm ra giống có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của người dân. Thực tế cho thấy, giống ngô lai VN 8960 đang đem lại niềm tin cho nông dân Ninh Thuận.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho hay Việt Nam đã gửi danh sách 11 loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu cho cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ.

Theo báo cáo kiểm tra tại các địa phương của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua các cơ quan quản lý các cấp (tỉnh, huyện, xã) chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quản ý giống mắc ca theo quy chế cây trồng lâm nghiệp.

Hiện nay, nông dân Lâm Đồng đang bước vào mùa thu hoạch chính vụ sầu riêng. Theo các chủ vườn, năm nay loại trái cây này không chỉ được mùa mà còn được giá nên lợi nhuận cao so với các năm trước.

Nhờ quyết tâm gắn bó với cây điều, ông Nguyễn Văn Điển (tổ 13, khu phố Hiệp Đồng, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, Đồng Nai) đã gom góp được tiền cất nhà mới.