Các Ngư Dân Ở Tỉnh Cà Mau Trúng Lớn Mùa Cá Khoai

Năm nay, mùa đánh bắt cá khoai đến muộn so với năm ngoái, nhưng những ngày qua ngư dân tỉnh Cà Mau phấn khởi bởi trúng mùa khai thác cá khoai; trong đó ngư dân tại cửa biển Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) và Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) khai thác chiếm 60-70% so tổng sản lượng hơn 350 tấn cá khoai được ngư dân khai thác kể từ đầu vụ đến nay.
Theo các ngư dân xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển: Cửa biển Đất Mũi hiện có hơn 200 phương tiện tàu cá trọng tải dưới 5 tấn đang hoạt đông đánh bắt xa bờ 20-30km.
Chỉ hơn 5-6 tuần bám biển khai thác thủy sản, hàng trăm chuyến tàu cập bến đều đầy ắp cá khoai, sản lượng khai thác đạt 500 kg đến 1,5 tấn cá khoai/chuyến.
Ngư dân Cà Mau trúng đậm mùa cá khoai và bán cá tươi cho các chủ vựa tại cửa biển 8.000-15.000 đồng/kg nên có thu nhập từ 50 đến gần 150 triệu đồng.
Do sản lượng cá khoai khai thác tăng nhiều, cá tươi không bảo quản được lâu nên các hộ ngư dân đem chế biến thành cá khô. Cứ 8kg cá tươi sau khi phơi đủ 4-5 nắng sẽ thu được 1kg cá khô mang hương vị đậm đà đặc trưng của đặc sản xứ biển Cà Mau.
Giá khô cá khoai bán ở các cửa biển dao động từ 90.000-120.000 đồng/kg; còn tại thành phố Cà Mau giá cao hơn tuỳ theo kích cỡ lớn, nhỏ. Mặt hàng khô khoai đặc sản này, được thương lái thu gom với số lượng 10-20 tấn/đợt và vận chuyển đi tiêu thụ tại thị trường các tỉnh phía Nam.
Trong những ngày biển yên, sóng lặng này, ngư dân tại cửa biển Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Khánh Hội (huyện U Minh), Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) tỉnh Cà Mau phấn khởi cho tàu tiếp tục ra khơi đánh bắt thuỷ sản, nhất là cá khoai.
Đây là thời điểm cá hội nên ngư dân đánh bắt được rất nhiều cá khoai, đạt sản lượng cao. Năm nay, cao điểm mùa khai thác cá khoai bắt đầu từ tháng hai và sẽ kéo dài đến tháng tư./.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Sông Hinh và UBND xã Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng” vụ hè thu 2014. Tham gia hội thảo có 80 nông dân tiêu biểu của xã Đức Bình Tây, 15 nông dân tiêu biểu của xã Sơn Giang và 15 nông dân tiêu biểu của huyện Phú Hòa.

Nếu như năm ngoái, nhiều hộ dân ở xã Ea Hu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn…

Thông qua hướng dẫn kỹ thuật, ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) mạnh dạn cải tạo vườn để trồng thanh long, kết quả đạt 16 triệu đồng/công/năm và chưa kể phần bán cây giống. Đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) xuất hiện mô hình này, chứng tỏ khả năng cây trồng thích nghi tốt và thu nhập hơn nhiều loại trên cùng mặt đất.

An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về chế biến và nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, lượng nước thải ước tính lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở CNNT với mức không quá 150 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm tại các cụm công nghiệp với mức tối đa 750 triệu đồng/cụm công nghiệp; hỗ trợ để hình thành cụm liên kết DN công nghiệp với mức tối đa 75 triệu đồng/cụm liên kết…