Các Ngư Dân Ở Tỉnh Cà Mau Trúng Lớn Mùa Cá Khoai

Năm nay, mùa đánh bắt cá khoai đến muộn so với năm ngoái, nhưng những ngày qua ngư dân tỉnh Cà Mau phấn khởi bởi trúng mùa khai thác cá khoai; trong đó ngư dân tại cửa biển Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) và Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) khai thác chiếm 60-70% so tổng sản lượng hơn 350 tấn cá khoai được ngư dân khai thác kể từ đầu vụ đến nay.
Theo các ngư dân xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển: Cửa biển Đất Mũi hiện có hơn 200 phương tiện tàu cá trọng tải dưới 5 tấn đang hoạt đông đánh bắt xa bờ 20-30km.
Chỉ hơn 5-6 tuần bám biển khai thác thủy sản, hàng trăm chuyến tàu cập bến đều đầy ắp cá khoai, sản lượng khai thác đạt 500 kg đến 1,5 tấn cá khoai/chuyến.
Ngư dân Cà Mau trúng đậm mùa cá khoai và bán cá tươi cho các chủ vựa tại cửa biển 8.000-15.000 đồng/kg nên có thu nhập từ 50 đến gần 150 triệu đồng.
Do sản lượng cá khoai khai thác tăng nhiều, cá tươi không bảo quản được lâu nên các hộ ngư dân đem chế biến thành cá khô. Cứ 8kg cá tươi sau khi phơi đủ 4-5 nắng sẽ thu được 1kg cá khô mang hương vị đậm đà đặc trưng của đặc sản xứ biển Cà Mau.
Giá khô cá khoai bán ở các cửa biển dao động từ 90.000-120.000 đồng/kg; còn tại thành phố Cà Mau giá cao hơn tuỳ theo kích cỡ lớn, nhỏ. Mặt hàng khô khoai đặc sản này, được thương lái thu gom với số lượng 10-20 tấn/đợt và vận chuyển đi tiêu thụ tại thị trường các tỉnh phía Nam.
Trong những ngày biển yên, sóng lặng này, ngư dân tại cửa biển Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Khánh Hội (huyện U Minh), Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) tỉnh Cà Mau phấn khởi cho tàu tiếp tục ra khơi đánh bắt thuỷ sản, nhất là cá khoai.
Đây là thời điểm cá hội nên ngư dân đánh bắt được rất nhiều cá khoai, đạt sản lượng cao. Năm nay, cao điểm mùa khai thác cá khoai bắt đầu từ tháng hai và sẽ kéo dài đến tháng tư./.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.

Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.

Các diện tích đất này thuộc tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú - Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, từ lâu bà con chỉ chủ yếu nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Và trong những ngày cuối năm này, họ tất bật thu hoạch về nhà chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.

Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.