Các Ngư Dân Ở Tỉnh Cà Mau Trúng Lớn Mùa Cá Khoai

Năm nay, mùa đánh bắt cá khoai đến muộn so với năm ngoái, nhưng những ngày qua ngư dân tỉnh Cà Mau phấn khởi bởi trúng mùa khai thác cá khoai; trong đó ngư dân tại cửa biển Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) và Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) khai thác chiếm 60-70% so tổng sản lượng hơn 350 tấn cá khoai được ngư dân khai thác kể từ đầu vụ đến nay.
Theo các ngư dân xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển: Cửa biển Đất Mũi hiện có hơn 200 phương tiện tàu cá trọng tải dưới 5 tấn đang hoạt đông đánh bắt xa bờ 20-30km.
Chỉ hơn 5-6 tuần bám biển khai thác thủy sản, hàng trăm chuyến tàu cập bến đều đầy ắp cá khoai, sản lượng khai thác đạt 500 kg đến 1,5 tấn cá khoai/chuyến.
Ngư dân Cà Mau trúng đậm mùa cá khoai và bán cá tươi cho các chủ vựa tại cửa biển 8.000-15.000 đồng/kg nên có thu nhập từ 50 đến gần 150 triệu đồng.
Do sản lượng cá khoai khai thác tăng nhiều, cá tươi không bảo quản được lâu nên các hộ ngư dân đem chế biến thành cá khô. Cứ 8kg cá tươi sau khi phơi đủ 4-5 nắng sẽ thu được 1kg cá khô mang hương vị đậm đà đặc trưng của đặc sản xứ biển Cà Mau.
Giá khô cá khoai bán ở các cửa biển dao động từ 90.000-120.000 đồng/kg; còn tại thành phố Cà Mau giá cao hơn tuỳ theo kích cỡ lớn, nhỏ. Mặt hàng khô khoai đặc sản này, được thương lái thu gom với số lượng 10-20 tấn/đợt và vận chuyển đi tiêu thụ tại thị trường các tỉnh phía Nam.
Trong những ngày biển yên, sóng lặng này, ngư dân tại cửa biển Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Khánh Hội (huyện U Minh), Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) tỉnh Cà Mau phấn khởi cho tàu tiếp tục ra khơi đánh bắt thuỷ sản, nhất là cá khoai.
Đây là thời điểm cá hội nên ngư dân đánh bắt được rất nhiều cá khoai, đạt sản lượng cao. Năm nay, cao điểm mùa khai thác cá khoai bắt đầu từ tháng hai và sẽ kéo dài đến tháng tư./.
Có thể bạn quan tâm

Nhận định được những khó khăn gặp phải, Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ hai huyện Pác Nặm đã giảm chỉ tiêu phát triển đàn trâu, bò đến năm 2015 xuống còn 23.000 con. Tuy đã giảm nhưng để hoàn thành được chỉ tiêu này đòi hòi những giải pháp tích cực hơn nữa của ngành hữu quan.

Ngày 21-8, trên sông Tiền, thuộc địa bàn phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Trung tâm giống thủy sản, Chi cục Thủy sản và Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang (AFA) cùng với nhân dân trong tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ đã tổ chức "Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Tiền".

Ông Nguyễn Hạnh có thâm niên đánh bắt, thành viên Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội (Bình Thuận) có 2 chiếc tàu công suất lớn: 285 CV, 485 CV với hơn 20 thuyền viên hành nghề câu khơi. Vụ cá nam này, 2 chiếc đều bám biển ngoài khơi, nhà giàn DK1, phía Nam đảo Côn Sơn hơn cả tháng, khai thác được 3- 4 tấn cá các loại có giá trị như: cá cam, ngừ, hà lan, sơn đỏ nhưng giá cá bán tại cảng La Gi hạ làm thu nhập giảm sút.

Ở Phú Yên, phân bò đang trở nên đắt hàng, được xuất bán ra nhiều tỉnh. Có những thời điểm mưa kéo dài, giá phân bò xuống thấp nhưng nhiều người vẫn đổ xô đem bán, trong khi đó các cánh đồng đang kiệt sức vì thiếu phân bò làm ”vốn” dinh dưỡng.

Thống kê sơ bộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi địa phương vùng ĐBSCL canh tác khoảng 20-30 giống lúa khác nhau cho mỗi vụ lúa. Nhiều ý kiến cho rằng: Trong cùng một cánh đồng, sản xuất nhiều giống khác nhau khiến chất lượng lúa gạo không đồng đều và giá trị thương mại của sản xuất lúa gạo không cao.