Các Ngân Hàng Đồng Hành Cùng Ngư Dân Bám Biển

Gói tín dụng dành cho ngư dân đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền.
Năm 2013, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã dành phần lớn thanh khoản cho ngư dân vay vốn. Với lãi suất ưu đãi cùng những thủ tục nhanh gọn, hàng trăm ngư dân trong tỉnh đã mạnh dạn đóng mới tàu thuyền công suất lớn để vươn khơi bám biển
Sau những ngày biển động nằm bờ, cặp tàu 500 mã lực của ngư dân Huỳnh Tấn Lâm ở xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi chuẩn bị tiếp thêm nhiên liệu để ra khơi. Chủ tàu Huỳnh Tấn Lâm chia sẻ niềm vui, chỉ sau 4 tháng hạ thủy, cặp tàu của anh đã cho thu nhập hơn 4 tỷ đồng, trừ chi phí vẫn còn lãi gần 1 tỷ đồng.
Trước đây, không có tiền sắm tàu lớn, gia đình anh chỉ đánh bắt gần bờ. Giờ nhờ nguồn vốn vay ngân hàng gần 2 tỷ đồng, anh mạnh dạn sắm tàu công suất lớn đánh bắt khơi xa cho thu nhập khá hơn.
Chủ tàu Nguyễn Quốc Vương ở xã Nghĩa An cũng vừa mới vay được hơn 1 tỷ đồng để đóng mới chiếc tàu 500CV chuẩn bị vươn khơi. Anh vui vẻ cho biết, đầu tháng tới, con tàu mới sẽ hạ thủy đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng sa, Trường Sa của Việt Nam: “Không có vốn thì bà con phải đi vay vốn nóng ở ngoài, lãi suất rất cao. Nếu tính bình quân ở ngoài cho vay 2 tỷ lãi suất đến 80 triệu, còn vay ngân chỉ phải trả lãi suấ 20 triệu, tính riêng chuyện lãi suất thì người dân lợi được 60 triệu”.
Năm nay, nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã dành nguồn kinh phí với lãi suất thấp hơn so với cho vay thông thường từ 1-2%/năm để tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn đánh bắt khơi xa.
Ông Nguyễn Hồng Chung, phó giám đốc ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi cho biết, năm 2013, các ngân hàng đã cho ngư dân vay gần 1.000 tỷ đồng: “Thực tế, những hộ ngư dân vay đều thoát được cảnh phải chịu lãi cao của các hộ cho vay nặng lãi, chỉ còn lãi vay ngân hàng, vì vậy chi phí giảm nhiều, hiệu quả đánh bắt cao, trước mắt trả nợ cho ngân hàng rất tốt”.
Gói tín dụng dành cho ngư dân đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền, vươn khơi bám biển.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 2-2011, Dự án Phát triển ca cao chứng nhận UTZ chính thức khởi động tại Bến Tre thông qua sự hỗ trợ của tổ chức Helvetas Việt Nam.

Năm 2003, sau khi được thành lập, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng tập trung ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trên các đối tượng cây trồng chính như: khoai tây, dâu tây, các giống hoa cắt cành và giống địa lan phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên nhiều diện tích lúa mới xuống giống của nông dân khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bị thiệt hại, có diện tích người dân phải sạ lại, khiến chi phí sản xuất tăng cao.

Mùa lũ 2015, mực nước trên đồng thấp là điều kiện cho chuột sinh sôi, nảy nở tràn lan.
Người nông dân trồng các loại rau theo yêu cầu của cửa hàng, bảo đảm số lượng cung cấp; ngược lại, phía cửa hàng RAT phải bao tiêu sản phẩm mà người trồng rau sản xuất ra theo kế hoạch đã thống nhất với giá cao hơn rau sản xuất đại trà.