Các Ngân Hàng Đồng Hành Cùng Ngư Dân Bám Biển

Gói tín dụng dành cho ngư dân đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền.
Năm 2013, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã dành phần lớn thanh khoản cho ngư dân vay vốn. Với lãi suất ưu đãi cùng những thủ tục nhanh gọn, hàng trăm ngư dân trong tỉnh đã mạnh dạn đóng mới tàu thuyền công suất lớn để vươn khơi bám biển
Sau những ngày biển động nằm bờ, cặp tàu 500 mã lực của ngư dân Huỳnh Tấn Lâm ở xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi chuẩn bị tiếp thêm nhiên liệu để ra khơi. Chủ tàu Huỳnh Tấn Lâm chia sẻ niềm vui, chỉ sau 4 tháng hạ thủy, cặp tàu của anh đã cho thu nhập hơn 4 tỷ đồng, trừ chi phí vẫn còn lãi gần 1 tỷ đồng.
Trước đây, không có tiền sắm tàu lớn, gia đình anh chỉ đánh bắt gần bờ. Giờ nhờ nguồn vốn vay ngân hàng gần 2 tỷ đồng, anh mạnh dạn sắm tàu công suất lớn đánh bắt khơi xa cho thu nhập khá hơn.
Chủ tàu Nguyễn Quốc Vương ở xã Nghĩa An cũng vừa mới vay được hơn 1 tỷ đồng để đóng mới chiếc tàu 500CV chuẩn bị vươn khơi. Anh vui vẻ cho biết, đầu tháng tới, con tàu mới sẽ hạ thủy đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng sa, Trường Sa của Việt Nam: “Không có vốn thì bà con phải đi vay vốn nóng ở ngoài, lãi suất rất cao. Nếu tính bình quân ở ngoài cho vay 2 tỷ lãi suất đến 80 triệu, còn vay ngân chỉ phải trả lãi suấ 20 triệu, tính riêng chuyện lãi suất thì người dân lợi được 60 triệu”.
Năm nay, nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã dành nguồn kinh phí với lãi suất thấp hơn so với cho vay thông thường từ 1-2%/năm để tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn đánh bắt khơi xa.
Ông Nguyễn Hồng Chung, phó giám đốc ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi cho biết, năm 2013, các ngân hàng đã cho ngư dân vay gần 1.000 tỷ đồng: “Thực tế, những hộ ngư dân vay đều thoát được cảnh phải chịu lãi cao của các hộ cho vay nặng lãi, chỉ còn lãi vay ngân hàng, vì vậy chi phí giảm nhiều, hiệu quả đánh bắt cao, trước mắt trả nợ cho ngân hàng rất tốt”.
Gói tín dụng dành cho ngư dân đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền, vươn khơi bám biển.
Có thể bạn quan tâm

Trong nhiều năm qua, thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này liên tục năm sau cao hơn năm trước. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD và trở thành một trong bốn quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới.

Số lượng đàn gia súc của tỉnh Yên Bái liên tục giảm qua từng năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân đó là do bãi chăn thả bị thu hẹp, nguồn thức ăn cho đàn gia súc hạn chế. Vì vậy, muốn tăng đàn, phát triển chăn nuôi, trước mắt cần khắc phục tình trạng thiếu bãi chăn thả.

Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.

Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.