Các Mô Hình Nuôi Tôm Trên Cát Tại Hoằng Hóa Bội Thu

Năm 2013 đánh dấu thắng lợi của các mô hình nuôi tôm công nghiệp trên cát tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) với năng suất trung bình lên tới 17 - 18 tấn/ha/vụ, với tổng sản lượng đạt hơn 200 tấn.
Hiện nay, Hoằng Hóa có 6,3 ha diện tích nuôi tôm trên cát theo hướng công nghiệp, phân bổ dọc bờ biển các xã Hoằng Phụ và Hoằng Thanh. Cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, năm nay thời tiết thuận lợi nên không xuất hiện dịch bệnh, năng suất tôm nuôi đạt cao so với nhiều năm gần đây. Nhiều diện tích nuôi tôm đạt tới 20 tấn/ha/vụ, các ao nuôi, mỗi năm thả 2 vụ và nhiều nơi, nông dân chuyên ương nuôi các lứa tôm khác nhau để gối vụ nên cho thu hoạch nhiều lứa trong năm.
Giá tôm thương phẩm năm nay cao nhất trong nhiều năm trở lại đây với mức dao động từ 200.000 đồng/kg (loại 70 đến 80 con/kg) đến 230.000 đồng/kg (loại 60 đến 65 con/kg). Được biết, những năm trước, giá tôm chỉ dao động trên dưới 100.000 đồng/kg. Theo hạch toán của các chủ hộ nuôi tôm, năm nay, mỗi ha nuôi tôm trên cát cho thu nhập khoảng 800 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, cho biết: Để nuôi tôm trên cát phát triển bền vững, huyện không cho dân phát triển diện tích ồ ạt ngoài quy hoạch. Vào mỗi đầu vụ, huyện đều có các văn bản hướng dẫn thời vụ, lựa chọn con giống và nguồn giống, quản lý chặt chẽ vật tư thủy sản... Việc tập huấn kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên cát cho các chủ ao nuôi cũng được tổ chức hàng năm.
Có thể bạn quan tâm

Hàm Yên (Tuyên Quang) tuy mới chỉ trải qua 3 mùa chọi trâu nhưng đã nức tiếng bởi những con trâu chọi khổng lồ có giá trên nửa tỷ đồng. Và nghề săn trâu chọi bắt đầu xuất hiện ở xứ cam sành một cách đầy thú vị.

Năm 2005, ông Nữa quyết định vay 50 triệu đồng từ Chương trình vốn vay hỗ trợ việc làm cho ND của Hội ND và bắt đầu chuyển qua nuôi trồng thuỷ sản. Ông cho biết, trước đây ông làm nghề mành điện cho các hộ dân đi biển. Tình cờ một lần ông thấy một hộ dân nuôi cá trong lồng vừa đơn giản mà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định đầu tư vào mô hình này

Không đòi hỏi quy trình kỹ thuật phức tạp, không cần quá nhiều vốn và diện tích, rủi ro thấp là những ưu điểm của nuôi tôm quảng canh cải tiến. Sau một thời gian áp dụng thành công, đây là mô hình đang được chú ý nhân rộng.

Công ty Liên doanh có tổng vốn đầu tư 2 triệu USD, trong đó Việt Nam góp 49%, còn lại là phía đối tác Nhật Bản. Công ty sẽ chính thức hoạt động từ đầu tháng 2/2012 với công suất 2.000 – 3.000 tấn cá ngừ/năm, trong đó 80-90% dành cho XK, 10-20% cho tiêu thụ nội địa

Vào thời điểm này, về các huyện trồng ớt trọng điểm của Bình Định, người dân đang rất phấn khởi vì ớt năm nay vừa trúng mùa lại được giá.