Các Mô Hình Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghệ Cao

Thời gian qua, công tác phát triển giống bò đã thực hiện thông qua một số mô hình như: Thử nghiệm lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt;
Cải tạo giống bò hướng thịt tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó, đã tiến hành gieo tinh khoảng 680 liều tinh cho 430 con bò, tỷ lệ đậu thai khoảng 192 con, đã nghiệm thu 31 con bê lai Red Angus. Đây là biện pháp cải tạo chất lượng đàn bò một cách tiết kiệm và bền vững.
Bên cạnh đó, các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghệ cao như: Về phát triển đàn bò lai chuyên thịt, huyện Tri Tôn: tổng số đàn bò là 22.265 con, tổng số đàn bò được gieo tinh nhân tạo là 199 con lai giống bò chuyên thịt (sinh 18 bê con), và tình hình các trang trại trong huyện, trang trại Sáu Đức (xã Vĩnh Gia) đã trồng 20 ha cỏ và nhập 220 con bò giống, trang trại Nông Trại Xanh (xã Lương An Trà) đã nhập 85 con bò giống, trang trại Khiết Thành (xã Lương An Trà) đã trồng 4,8 ha cỏ và 56 con bò giống.
Khó khăn của các trang trại hiện nay là khan hiếm con giống; Huyện Châu Phú đã thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi bò lai cao sản, với tổng đàn bò lai sind sinh sản tính đến thời điểm hiện nay là 144 con (mang thai 60 con thuộc điểm trình diễn bò cái sinh sản).
Huyện Phú Tân tổng số đàn bò lai là 120 con (83 con bò cái, 28 con bò thịt, 9 con bò đực giống). Thị xã Tân Châu tổng số đàn bò cái được gieo tinh là 04 và thực hiện 04 mô hình trình diễn nuôi bò vỗ béo bằng rơm ủ urê.
Mô hình nuôi bò sữa ở Bình Đức, Bình Khánh (TP. Long Xuyên): có 12 con bò sữa (trong đó có 06 con bò cho sữa, bình quân 15 lít sữa/ngày/con, giá bán 18.000 đồng/lít), chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục theo dõi và triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại thị xã Tân Châu; mô hình trình diễn nuôi gà thịt trên nền đệm lót lên men tại huyện Thoại Sơn; mô hình nuôi gà và heo trên nền đệm lót lên men tại huyện An Phú, đồng thời, tiếp tục kết hợp Phòng Tài nguyên - Môi trường thực hiện dự án hỗ trợ đệm lót lên men trong chăn nuôi heo và gà cho các hộ chăn nuôi chưa có điều kiện xử lý chất thải ở 14 xã, thị trấn.
Tại thị xã Tân Châu tổng số heo được gieo tinh nhân tạo là 107 con và đã xây dựng 21 hố biogas (đạt 70% chỉ tiêu của Sở Nông nghiệp & PTNT).
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 14/5, tại cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng, tàu dịch vụ hậu cần và đánh bắt xa bờ mang số hiệu ĐNa- 90611 đã được hạ thủy, lên đường khai thác ngư trường Hoàng Sa.

Đó là nơi sinh trưởng của hàng chục loại rau thơm cao cấp có nguồn gốc nước ngoài và là trang trại rau thơm lớn nhất Đà Lạt - nơi cung cấp hầu hết các chủng loại rau thơm gốc nước ngoài cho các nhà hàng, khách sạn, hệ thống siêu thị phục vụ khách cao cấp. Đó cũng là trang trại của bà Phạm Thị Thu Cúc với thương hiệu Rừng hoa Bạch Cúc.

Thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, năm 2010, ông Nguyễn Công Tại, ở thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), đã trồng 118 cây dừa xiêm trên diện tích 3.600 m2 đất vườn nhà.

Nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, góp phần xây dựng các tiêu chí nông thôn mới (NTM), UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt đề án giảm nghèo theo hình thức chăn nuôi gà thả vườn (dự án) cho 20 hộ khó khăn trên địa bàn xã Tân Lợi (Đồng Phú).

Trong khi nhiều người đang đau đầu với bài toán trồng - chặt thì ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nhiều người phất lên và trở thành tỉ phú nhờ cây cam xoàn. Trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Văn Đen (Sáu Đen - PV) ở ấp 2 của địa phương này.