Các Huyện Vùng Triều Thả Nuôi 3.900 Ha Tôm Sú Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 4-2013 đến nay, nông dân ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống... đã thả 250 triệu con giống tôm sú xuống gần 3.900 ha ao nuôi.
Theo đánh giá của lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nét nổi bật trong vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay là nông dân đã chủ động cải tạo ao đầm đúng quy trình kỹ thuật. Để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, các đơn vị chức năng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với chính quyền các huyện vùng triều hướng dẫn chủ đồng quản lý môi trường nuôi, lịch thời vụ, chọn mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào thả nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật. Riêng tôm he chân trắng, phấn đấu đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha. Đối tượng tôm sú, khuyến khích áp dụng các mô hình nuôi luân canh, xen canh với cua, cá... để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê, trên địa bàn xã Đắk Wil (Chư Jút - Đắk Nông) hiện có hơn 750 ha cà phê, trong đó, phần lớn các vườn cà phê đã trồng khá lâu năm. Để thay thế cho diện tích cà phê này, những năm gần đây, người dân đã thực hiện “trẻ hóa” vườn cây bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép chồi.

Cây sơ ri (tên khoa học là Malpighia emarginata DC, tiếng Anh là acerola) có nguồn gốc ở Yucatan (Đông Nam Mexico), đã được trồng ở nhiều nơi như: Nam Peru, Đông Nam Brazil, các Bang Texas và Florida (Hoa Kỳ), Quần đảo Canary, Ghana, Ethiopia, Madagascar, Zanzibar, Sri Lanka, Taiwan, India, Indonesia, Hawaii, Australia, Việt Nam…

Tiết kiệm tối đa nhân công, thời gian tưới nước, chi phí mua nhiên liệu chạy máy bơm… do hệ thống phun tưới tự động mang lại, đã khiến một bộ phận nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở thành những chủ nhân của công nghệ tưới nước hiện đại này trên ruộng của mình.

Tại hội nghị tổng kết dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc” diễn ra hôm 4-12, hầu hết ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, nếu dự án này được triển khai rộng rãi thì người dân sẽ được lợi nhiều mặt.

Ngoài ra, để góp phần vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực nông nghiệp, các ngành hữu quan đã xây dựng nhiều mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái, mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ...