Các hiệp hội nông sản vất vả chống đỡ hậu phá giá NDT

TQ vừa tăng 13% thuế giá trị gia tăng đối với hạt điều khiến cho xuất khẩu điều của ta vào TQ gặp khó chưa kịp “đỡ”, thì tiếp theo lại phá giá NDT gây khó tiếp cho hạt điều Việt Nam” - ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, với việc TQ tăng thuế nội địa và phá giá đồng tiền (làm hàng xuất khẩu vào TQ trở nên đắt hơn), doanh nghiệp của ta làm sao có thể bán được sản phẩm với giá cao. Các nhà nhập khẩu TQ chắc chắn sẽ tìm cách giảm giá mua hạt điều Việt Nam để bù chi phí chênh lệch tỷ giá.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa và nhiều chuyên gia khác, suốt từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, phải chật vật cạnh tranh do đồng rúp (Nga) và yên (Nhật) mất giá. Việc TQ phá giá NDT được xem như cú “nốc ao”, khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang khó lại thêm khó. Với những hợp đồng thanh toán bằng USD, doanh nghiệp nhập khẩu TQ sẽ phải tăng thêm khoảng 2% để chi trả cho một đơn hàng với giá như trước đây. Do đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cho hay đã có dấu hiệu nhà nhập khẩu TQ “làm khó” đối với các đơn hàng nhập khẩu đã ký và đòi giảm giá.
Ông Phạm Vũ Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này sang TQ đang cảm thấy bất an, lúng túng vì hàng của mình chắc chắn sẽ bị dìm giá khi NDT mất giá.
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - ông Trương Đình Hòe nêu dẫn chứng cụ thể là mặt hàng cá tra cũng đang khó kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu sang TQ bởi việc phá giá NDT sẽ tác động trực tiếp đến đơn hàng, giá và lượng cá tra xuất khẩu tới đây khó có thể giữ ở mức cao được.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, TQ đang là thị trường chính tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam như sắn, gạo, cao su... Những ngành này cần có những biện pháp kịp thời để đáp ứng khả năng cạnh tranh. “Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá vừa qua chưa đủ để có thể bù đắp được bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khi TQ phá giá NDT. Nhà nước nên nghiên cứu điều chỉnh tỷ giá thế nào cho phù hợp cả về lượng và thời điểm để doanh nghiệp được hưởng lợi, kích thích kinh tế phát triển”- ông Long nói.
Có thể bạn quan tâm
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).
Nhằm tìm ra những đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần đa dạng cơ cấu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7/2015, Trung tâm Thủy sản triển khai thí điểm mô hình “nuôi cá chạch đồng trong ao” bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.

Đó là nội dung được rất nhiều đại biểu đưa ra thảo luận tại hội nghị "Triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020" do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 22-7.

"Bại hoại với diện tích ao nuôi chỉ khoảng 20% và số thành công những ao nuôi này chỉ 60%. Cũng có hộ nuôi thành công cao hơn nhưng nhờ hạ tầng kỹ thuật tốt, có kiểm soát khuẩn hại và nuôi với mật độ vừa phải. Đến nay, hơn 70% diện tích ao nuôi bỏ trống, nhiều hộ dân, trang trại bỏ nghề, có cơ sở tháo chạy hoàn toàn" - ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh nói về những khó khăn với hội viên của mình 6 tháng đầu năm nay.